+
Aa
-
like
comment

Bình Phước tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

07/11/2020 12:17

Dịch tả lợn châu Phi bất ngờ xuất hiện trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Dịch tả lợn Châu Phi bất ngờ quay trở lại tại Bình Phước /// ẢNH: HOÀNG GIÁP
Dịch tả lợn Châu Phi bất ngờ quay trở lại tại Bình Phước 

Ngày 7.11, ông Trần Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN), Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, cho biết trên địa bàn mới xuất hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 3 hộ chăn nuôi riêng lẻ ở H.Chơn Thành, TX.Phước Long và TX.Bình Long.

Ổ dịch tả lợn châu Phi mới nhất được phát hiện tại một hộ gia đình ở ấp 2, xã Minh Thành, H.Chơn Thành vào cuối tháng 10 vừa qua. Hộ này có tổng đàn lợn 75 con, trong đó có 50 lợn thịt mới được nhập về. Tuy nhiên sau vài ngày, 15 con trong đàn mới nhập về lăn ra chết, 35 con còn lại có biểu hiện bỏ ăn, sốt cao, xuất huyết cùng da mỏng. Sau đó, mẫu bệnh phẩm đã được gửi xét nghiệm, đến ngày 30.10 kết quả phát hiện virus dịch tả lợn châu Phi.

Ngày 2.11, UBND xã Minh Thành (H.Chơn Thành) chính thức công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Vùng uy hiếp được xác định các khu vực TT.Chơn Thành, xã Minh Hưng, xã Nha Bích (thuộc H.Chơn Thành), xã Thành Tâm và xã An Ninh (H.Phú Giáo, Bình Dương).

Trước đó, trong tháng 10.2020, 2 ổ dịch khác cũng được phát hiện thuộc các hộ chăn nuôi đơn lẻ thuộc địa bàn TX.Bình Long và TX.Phước Long.

Theo ông Trần Văn Phương, Giám đốc TTDVNN, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019 bùng phát, toàn tỉnh có 21.500 con lợn bị chết, tỉnh đã chi 48 tỉ đồng để hỗ trợ người dân bị thiệt hại cũng như công tác phòng chống dịch.

“Việc tái đàn hiện nay đang diễn ra cả ở các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình, tuy nhiên ở một số hộ gia đình việc tái đàn không có báo cáo với các đơn vị chức năng nên khó khăn trong quản lý. TTDVNN khuyến cáo bà trong quá trình tái đàn cần đảm bảo an toàn sinh học, tiêu độc, sát trùng, kiểm soát thức ăn, nước uống con giống, không cho người lạ vào khu vực nuôi nhằm kiểm soát dịch bệnh”.

Bài mới
Đọc nhiều