+
Aa
-
like
comment

Biểu tình khắp nước Pháp phản đối dự luật cấm ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ

01/12/2020 12:13

Bộ Nội vụ Pháp ước tính có khoảng 46.000 người đã tham gia biểu tình ở thủ đô Paris ngày 28-11 để phản đối dự luật an ninh mới được Hạ viện Pháp thông qua. Tuy nhiên, cuộc tuần hành ôn hòa lúc đầu đã biến thành bạo loạn.

Lavc57.89.100

Các cuộc biểu tình bùng phát hồi tuần này sau khi đoạn clip ghi lại cảnh nhà sản xuất âm nhạc Michel Zecler bị cảnh sát Paris đánh đập được tung lên mạng. Sự việc khiến nhiều người tức giận và làm dấy lên lo ngại về một dự luật an ninh mới của Pháp.

Dự luật mới được Hạ viện Pháp thông qua từ ngày 20/11, bao gồm quy định cấm công khai hình ảnh nhận diện nhân viên thực thi pháp luật “với ý định gây tổn hại về mặt thể chất hay tinh thần” cho cảnh sát.

Những người biểu tình bày tỏ sự tức giận đối với một dự luật về an ninh công cộng đã được Hạ viện thông qua. Điều 24 của dự luật cấm quy phim các sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ với ý định làm hại họ, nếu vi phạm sẽ bị phạt 45.000 euro hoặc thậm chí là một năm tù.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 1
Dù đã được sửa đổi, dự luật an ninh mới vẫn cấm người dân công khai hình ảnh của lực lượng cảnh sát. Hôm 28/11, các cuộc biểu tình đã bùng nổ trên khắp nước Pháp để phản đối dự luật này. Ảnh: AP.

Dự luật cấm người dân quay phim các sĩ quan cảnh sát làm nhiệm vụ đã vấp phải sự phản đối trên toàn nước Pháp. Tại Paris, những người biểu tình quá khích đã dựng hàng rào và ném pháo hoa, gạch đá về phía cảnh sát.

Tại Paris, nhiều người biểu tình mang theo các biểu ngữ với những khẩu hiệu như “Ai sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi cảnh sát?”, “Chấm dứt bạo lực của cảnh sát” và “Nền dân chủ bị hủy diệt”.

Theo đài CNN, các liên đoàn nhà báo, tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và một số nhóm hoạt động xã hội khác đang đấu tranh rút bỏ các điều 21, 22 và 24. Các điều luật này quy định sẽ trừng phạt hành vi phổ biến “ác ý” hình ảnh sĩ quan cảnh sát.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 2
Các sĩ quan đã được khuyến cáo phải hành xử có trách nhiệm với người biểu tình. Song cảnh sát tại thủ đô Paris liên tục bắn hơi cay để giải tán các đám đông. Ảnh: AP.

Người biểu tình đeo mặt nạ đen đã đập bể kính nhiều cửa hàng, châm lửa đốt các ôtô trên đường và một tòa nhà của Ngân hàng trung ương Pháp.

Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông. Đến tối 28-11, các xe có vòi rồng được điều động để giải tán những nhóm biểu tình còn bám trụ lại trên quảng trường Place de la Bastille.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 3
Cô Assa Traore (đứng giữa) đang tham gia biểu tình nhằm phản đối dự luật an ninh sau khi anh trai của cô, Adama Traore, tử vong trong lúc bị cảnh sát giam giữ. Vụ việc của Adama Traore là một ví dụ tiêu biểu về nạn bất công chủng tộc từng gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: AP.

Các cuộc biểu tình diễn ra gần như trên khắp nước Pháp. Theo mô tả của Hãng tin Reuters, hàng ngàn người đã xuống đường tại Lille, Rennes, Strasbourg và các thành phố khác.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 4
Đám đông giơ cao tấm biểu ngữ bôi nhọ hình ảnh của cảnh sát trưởng thành phố Paris Didier Lallement, bên cạnh là dòng chữ: “Vì tự do của chúng ta”. Ảnh: AP.

Họ cũng kêu gọi chấm dứt một quy định được đưa ra hồi tháng 9, buộc báo chí phải giải tán khỏi các cuộc biểu tình khi có lệnh của cảnh sát. Phía báo chí cho rằng quy định này ngăn cản họ đưa tin hậu quả của các cuộc biểu tình và các hành vi trấn áp mạnh tay của cảnh sát.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 5
Một người biểu tình đang trình bày với các sĩ quan về cuộc tổng thanh tra ngành cảnh sát. Cuộc thanh tra 378 vụ việc chỉ dẫn đến 2 vụ bị kết án. Ảnh: AP.

Những hình ảnh ông Zecler bị đánh đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và báo chí Pháp cũng như nước ngoài. Tổng thống Emmanuel Macron hôm 27-11 đã gọi những hình ảnh này là điều đáng xấu hổ đối với nước Pháp.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 6
Người biểu tình mang theo hình nộm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cảnh sát trưởng thành phố Paris Didier Lallement. Ảnh: AP.

Lý do đằng sau của luật trên là các thành viên của lực lượng cảnh sát cần được bảo vệ khỏi hành vi quấy rối trên mạng. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho biết nó làm mất quyền tự do báo chí và sẽ được sử dụng để đe dọa những người muốn vạch trần sự tàn bạo của cảnh sát và các hành vi sai trái khác.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 7
Nhìn chung, luật an ninh mới sẽ mở rộng khả năng ghi hình thường dân từ phía cảnh sát, song lại hạn chế quyền ghi hình và công khai hình ảnh cảnh sát của người dân. Ảnh: AP.
Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 8
Nhiều người cho rằng dự luật sẽ cản trở báo giới và các nhà hoạt động nhân quyền giám sát hành vi của lực lượng cảnh sát. Ảnh: AP.

Trong cuộc biểu tình ở Paris chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, Ameer Alhalbi, một nhiếp ảnh gia tự do từng làm việc cho Tạp chí Polka và AFP, đã bị thương trong khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình chống bạo lực của cảnh sát và dự luật mới của chính phủ hạn chế chia sẻ hình ảnh của cảnh sát.

Theo Christophe Deloire, tổng thư ký của Tổ chức phóng viên không biên giới, Alhalbi bị thương bởi “dùi cui cảnh sát” và lên án hành vi bạo lực. Deloire cũng lưu ý rằng Alhalbi đã được xác định rõ ràng là một nhà báo.

Dimitri Beck, giám đốc hình ảnh của Polka, cho biết Alhalbi đã bị gãy mũi và bị thương ở trán, và đã được đưa đến bệnh viện.

Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 9
Song những người ủng hộ khẳng định dự luật là cần thiết vì nhiều cảnh sát đã bị quấy rối bằng hình ảnh trên không gian mạng sau làn sóng biểu tình “áo vàng” năm 2018. Ảnh: AP.
Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 10
Dự luật mới được Hạ viện Pháp thông qua từ ngày 20/11, bao gồm quy định cấm công khai hình ảnh cho phép nhận diện nhân viên thực thi pháp luật “với ý định gây tổn hại về mặt thể chất hay tinh thần”. Ảnh: AP.
Bieu tinh bung no vi du luat Phap han che ghi hinh canh sat anh 11
Sau khi trở thành chủ đề gây tranh cãi và hứng chịu nhiều chỉ trích, dự luật đã được sửa đổi. Dự luật sẽ tiếp tục được bỏ phiếu ở Thượng viện trong tháng 12. Ảnh: AP.

Mỹ Uyên

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều