+
Aa
-
like
comment

Biểu tình, bạo loạn ở Mỹ và vòng luẩn quẩn…

01/06/2020 19:17

Đại dịch Covid-19 đã góp phần gây ra tình trạng biểu tình bất ổn quy mô lớn ở Mỹ, càng làm xấu đi vị thế của người da đen ở nước Mỹ, đó là nhận định của chuyên gia Valery Garbuzov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.

Biểu tình, bạo loạn ở Mỹ và vòng luẩn quẩn... - Ảnh 1.

Tình hình ở Mỹ

Ở đây tất nhiên có sự đan xen của tất cả các yếu tố. Đại dịch Covid-19 không tác động đến tình trạng của những người này theo hướng tốt lành gì, mà chỉ làm tỷ lệ người nhiễm bệnh nhiều thêm. Tất nhiên, trong bối cảnh đó, mọi thứ càng bùng phát mạnh hơn, dễ dàng hơn hàng trăm lần so với bất cứ tình huống nào khác. Đúng, tôi nghĩ rằng giả sử không phải là vào lúc đang diễn ra đại dịch, thì quy mô bất ổn sẽ không đến thế, mà sự cộng hưởng bạo loạn cũng không rộng lớn như vậy. Bởi vì xưa nay vẫn thỉnh thoảng có những vụ việc cảnh sát dùng vũ lực với người da đen, báo chí vẫn viết về những chuyện này, thậm chí đôi khi còn đến mức đưa ra toà xét xử, tuy quả thật là không phải bao giờ cảnh sát cũng bị buộc tội. Nhưng đáng tiếc là về mọi mặt các đại diện của cộng đồng dân da đen thuộc phần không thuận lợi trong cộng đồng xã hội Mỹ»,  ông Garbuzov nói với Sputnik.

Theo quan điểm của chuyên gia, tình hình với các cư dân da đen bó hẹp trong sự tồn tại mặt trái của chính sách mà Nhà nước Mỹ “đã theo đuổi suốt trong chặng dài nhiều thập kỷ từ những dự định tốt lành”.

“Tức là, Nhà nước giúp đỡ các gia đình bằng nhiều chương trình xã hội khác nhau dành cho dân nghèo, trong khi người nghèo ở Mỹ về cơ bản là dân da màu. Và cứ thế, khiến số cư dân này quen với việc nhận bố thí của Chính phủ chứ không cần làm gì để đáp lại. Không ngẫu nhiên khi tại các khu ổ chuột đông đặc người thất nghiệp, gần như 100%. Mọi người không làm việc, tại sao lại phải lao động, tại sao lại phải học hành, khi đã có Nhà nước cho tiền, – triết lý nhận thức chung là như vậy”, chuyên gia nói.

Vòng lẩn quẩn

Ông Garbuzov gọi tình huống này là “một vòng luẩn quẩn” và lưu ý rằng Mỹ đã tự đẩy mình vào “cái bẫy” để rồi phải cố thoát ra, nhưng không nổi. Nỗ lực lớn nhất để thoát khỏi “cái bẫy” này từng do cựu Tổng thống Ronald Reagan thực hiện nhưng bất thành,  chuyên gia lưu ý.

“Không thành công, vì thế mọi sự vẫn lặp lại y như trước. Rồi đến một Tổng thống khác lại hiểu rằng ông ta cũng sẽ không nên trò trống gì nếu cố sức theo hướng đó. Khó lòng giải quyết triệt để vấn đề với những cư dân da đen, bởi cần phải thay đổi tổng thể về tâm lý, thay đổi hành vi xã hội, mà trước hết là ở toàn bộ cộng đồng người da đen”, ông Garbuzov nói.

Theo quan điểm của chuyên gia, khi mọi người sống trong các “khu tự trị” sắc tộc, thực tế đó càng bảo lưu tập trung tất cả các vấn đề của họ. “Do đó, tôi nghĩ rằng vấn đề này từng là câu chuyện truyền đời từ thế kỷ trước, tàn tích dai dẳng của quá khứ, và nó vẫn là vấn đề của thế kỷ 21. Và tôi nghĩ nước Mỹ sẽ bước vào thế kỷ 22 với món “hành lý” cũ nặng nề không thể tháo bỏ, là những vấn đề tương tự với cư dân da đen”,  chuyên gia Garbuzov kết luận.

Minh Nhật/DV

Bài mới
Đọc nhiều