+
Aa
-
like
comment

Biên giới Ấn – Trung tăng nhiệt trước chuyến thăm của Thủ tướng Modi

21/06/2020 07:58

Vụ đụng độ chết người giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gây gia tăng căng thẳng về vấn đề tranh chấp biên giới trước chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Narendra Modi tới Bắc Kinh.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Sushma Swaraj và Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman dự kiến tới thăm Trung Quốc trong tháng này để tham dự nhiều cuộc họp cấp bộ trưởng tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Chuyến thăm cũng sẽ mở lối cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp ông Modi tới thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc) để tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO vào tháng 6.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định vụ đụng độ mới nhất tại biên giới Trung – Ấn sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ và chương trình nghị sự trong chuyến thăm sắp tới của ông Modi, theo South China Morning Post.

chuyen tham cua Thu tuong Modi anh 1
Thủ tướng Modi sẽ tới thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc) để tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO vào tháng 6. Ảnh: Reuters.

Ngày 15 và 16/6 đánh dấu cuộc đụng độ chết người đầu tiên giữa quân đội Trung – Ấn tại khu vực biên giới kể từ năm 1975. Trong vụ việc xảy ra tại thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh, có ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Các quan sát viên cảnh báo mối quan hệ Trung – Ấn vẫn tồn đọng nhiều nghi ngờ dù hai nước đang nỗ lực để cải thiện tình hình. Ngoài ra, New Delhi cũng nên cẩn trọng trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gia tăng ảnh hưởng tại “sân sau” của Ấn Độ.

Nỗ lực không hiệu quả, căng thẳng gia tăng

Từ những năm 1960, Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức khoảng 20 vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp tại khu vực biên giới. Hai nước cũng thiết lập nhiều quy định và cam kết chung để duy trì hoà bình dọc theo đường biên giới dài hơn 4.000 km.

Dù vậy, những nỗ lực này không mang lại nhiều kết quả trong khi căng thẳng Trung – Ấn đang có dấu hiệu gia tăng.

chuyen tham cua Thu tuong Modi anh 2

Từ năm ngoái, căng thẳng giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn sau khi Bắc Kinh xây đường tại phía Nam Doklam, một vùng lãnh thổ được cả Trung Quốc và Bhutan, đồng minh thân cận của Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền.

Việc xây đường kéo theo nhiều vụ đụng độ trong suốt 2 tháng, gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước đối đầu vào năm 1962.

Song chuyên gia Rajeev Ranjan Chatuverdy, thuộc khoa Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định tình hình tại biên giới Trung – Ấn sẽ diễn biến phức tạp hơn nếu không có các quy tắc liên quan đến Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

chuyen tham cua Thu tuong Modi anh 3
Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức khoảng 20 vòng đám phán để giải quyết tranh chấp tại khu vực biên giới. Ảnh: Reuters.

“Quan điểm của hai nước về Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) rất khác biệt, dẫn đến mâu thuẫn trong việc triển khai quân đội tại các khu vực bị tranh chấp”, ông Chatuverdy cho biết. “Song những vấn đề như vậy sẽ được kiểm soát nếu các nhà lãnh đạo đạt được sự đồng thuận”.

Ấn Độ xích lại gần Mỹ, Nhật và Australia

Liu Zongyi, một chuyên gia cấp cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cũng đồng tình với quan điểm nêu trên: “Như ông Modi từng nói, khu vực biên giới không ghi nhận vụ nổ súng nào dù tình hình tranh chấp luôn căng thẳng”.

“Điều quan trọng là hai bên kiểm soát được tranh chấp vì vấn đề này còn tồn tại lâu dài. Tôi cho rằng hai nước đều nhận thấy mối quan hệ song phương đã được cải thiện đáng kể”, ông Liu nhận xét.

Dù vậy, một số nhà phân tích của Trung Quốc vẫn hoài nghi về tình hình hiện tại, nhất là khi Ấn Độ phải đề cao cảnh giác trong khi Trung Quốc liên tục gia tăng ảnh hưởng để phát triển Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Cụ thể, Trung Quốc đang hâm nóng mối quan hệ với Pakistan, đối thủ chiến lược của Ấn Độ, thông qua nhiều dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng. Bắc Kinh cũng áp dụng chiến thuật tương tự với nhiều quốc gia được coi là “sân sau” của Ấn Độ như Nepal, Bangladesh, Sri Lanka hay Maldives.

chuyen tham cua Thu tuong Modi anh 4
Ấn Độ cảm thấy bất an trước sự hiện diện của Trung Quốc tại Nam Á. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, Ấn Độ tích cực tham gia Đối thoại An ninh với Mỹ, Nhật và Australia, được coi là một nỗ lực nhằm chống lại tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ – Thái Bình Dương.

“Ấn Độ cảm thấy bất an trước sự hiện diện của Trung Quốc tại Nam Á trong khi mối quan hệ giữa hai nước vẫn tồn đọng nhiều mối nghi ngờ sâu sắc. Do đó, ông Modi có thể không ưu tiên việc cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh”, giáo sư Hu Zhiyong của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nhận định.

Uyên Uyên/ZN

Bài mới
Đọc nhiều