Biển Đông: “Mỹ gửi tín hiệu mạnh làm Trung Quốc khó chịu”
Việc Trung Quốc la lối trong bất lực khi các tàu chiến, khu trục hạm, phi cơ oanh tạc chiến lược của Mỹ xuất hiện trên Biển Đông, điều này phần nào cho thấy nỗi lo của Trung Quốc. Hành động của Mỹ như một tín hiệu mạnh gửi đến Trung Quốc, đồng thời cũng phát đi thông điệp rõ ràng cho việc Mỹ sẽ không ngồi yên, để Trung Quốc làm càn trên Biển Đông
Mỹ hành động gì khiến Trung Quốc tức giận
Từ ngày 01/5, Mỹ đã điều động bốn oanh tạc cơ B-1B cùng với 200 quân nhân từ căn cứ Không Quân Dyess ở Texas đến căn cứ Andersen, trên đảo Guam ở Thái Bình Dương. Trong đó, ba oanh tạc cơ chiến lược B-1B của Mỹ đã bay thẳng đến căn cứ Guam trên Thái Bình Dương, phi cơ còn lại bay đến Nhật Bản nhằm tập huấn với hải quân của Hoa Kỳ tại khu vực.
Không lâu trước đó, hôm 30/04, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer, có khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn B-52, bao gồm bom dẫn đường JDAM và tên lửa hành trình chống hạm, xuất phát từ căn cứ Nam Dokota của Hoa Kỳ, đã có phi vụ bay diễn tập trong vòng 33 giờ với trọng tâm nhấn vào Biển Đông.
Người phát ngôn của chính quyền và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng phản đối các động thái của Mỹ. Thậm chí, để “thị uy”, Trung Quốc dựng lên chuyện “đã trục xuất tàu Mỹ” ra khỏi Biển Đông. Và dĩ nhiên giới quan sát đã biết quá rõ về Trung Quốc. GS Carl Thayer nói thẳng: “Mỗi khi Hải quân Mỹ thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc lại đưa ra loại tuyên bố tương tự là họ đã theo dõi, kiểm soát và ”trục xuất” tàu chiến Hoa Kỳ. Đây hoàn toàn là những lời ngoa ngữ, cường điệu”.
Liên quan việc Trung Quốc giở thói hung hăng trên Biển Đông, tấn công – đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cho tàu hải cảnh đi khiêu khích và vừa mới đây là đơn phương tuyên bố cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt” hải sản trên vùng biển không thuộc chủ quyền của riêng Trung Quốc. Những hành vi ngang ngược này của Trung Quốc đã bị lên án mạnh mẽ và giới chức Mỹ đã có những hành động cụ thể nhất.
Trước các chuỗi hành vi ngang ngược, hung hãn mà Trung Quốc giở thói ngông cuồng trên Biển Đông, ngoài hành động đưa tàu quân sự đến Biển Đông, thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc, thì ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn kêu gọi các quốc gia khu vực đồng lòng, buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những hành động khiêu khích, phi pháp. Đặc biệt, trong cuộc họp với ngoại trưởng các quốc gia Asean ngoại trưởng Pompeo nói thẳng Trung Quốc là một mối đe dọa lâu dài cho an ninh chung, đồng thời, ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi các nước cần hành động.
Trước những quan điểm cứng rắn của Mỹ, phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam lại lu loa, nói ngược: “Mỹ công kích ác ý Trung Quốc trong vấn đề liên quan hoàn toàn là đổi trắng thay đen, đầy thiên kiến và toàn lời giả dối, mục đích là nhằm đâm bị thóc chọc bị gạo”.
Tín hiệu mạnh Mỹ dành cho Trung Quốc
Về việc Mỹ cho tàu chiến đến Biển Đông, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, TS. Trần Công Trục đã nhận định: “Tôi nghĩ đây là một tín hiệu khá mạnh, so với trước đây Mỹ cũng có những hoạt động ấy, nhưng bây giờ tình hình hiện nay, đấy cũng thể hiện môt quyết tâm của Mỹ trong việc sẵn sàng ngăn cản các hoạt động phi pháp của Trung Quốc”.
Đây là một điều dư luận quốc tế rất quan tâm và hoan nghênh, tất nhiên là với mong mỏi là các sự việc phải được giải quyết một cách hòa bình.
Từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, Viện trưởng Hoàng Ngọc Giao cũng có bình luận: “Việc mà Mỹ gần đây đã điều hai oanh tạc cơ chiến lược B1B Lancer đến vùng Biển Đông, bay từ lãnh thổ Mỹ với thời gian đến hơn 30 tiếng đồng hồ, thể hiện một chính sách nhất quán của Mỹ về việc đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải, cũng như an ninh của chiến lược về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự do.
Nó khẳng định sự nhất quán về chính sách, cũng như quyết tâm của chính phủ Mỹ với đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Bên cạnh đó, đây cũng là một động thái có thể hiểu như một sự cảnh báo đối với những hành động có tính chất hung hăng và khiêu khích ngày càng mạnh mẽ hơn từ phía Trung Quốc”.
Trường Sa