+
Aa
-
like
comment

Biển Đông không phải là cái ao nhà của Trung Quốc

01/08/2019 16:26

Là một nước lớn nhưng đối với vấn đề biển Đông, Trung Quốc chưa bao giờ tự giác tuân thủ Luật biển quốc tế với tinh thần thiện chí và trách nhiệm cao nhất, chứ chưa nói đến việc nước này muốn độc chiếm biển Đông.

CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), quality = 100
Cảnh sát biển Việt Nam phát loa yêu cầu tàu cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 quy định “vùng đặc quyền kinh tế” có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Có nghĩa là các nước có biển được phép có vùng đặc quyền kinh tế mở rộng 200 dặm biển, tính từ lãnh hải của nước đó. Khi đó, người ta mới nhận ra tầm quan trọng của biển quá quan trong về khai tác tài nguyên, đặc biệt là khai thác dầu mỏ và đánh bắt hải sản. Nước Việt Nam cũng đã tuyên bố lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cho riêng mình. Lợi ích kinh tế từ biển Đông quá lớn như người đẹp bị bỏ quên, ngủ say nhiều trăm năm, bỗng chốc bị đánh thức. Người ta bắt đầu quan tâm đến đại dương nhiều hơn. Tham vọng chiếm hoàn toàn biển Đông của người phương Bắc ủ mưu từ trước đến lúc này bộc lộ mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Nhóm Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm vùng biển Tư Chính của Việt Nam cũng chỉ là bước đi độc chiếm biển Đông cụ thể của Trung Quốc. “Theo thông số của CGS, tàu Hải Dương Địa Chất 8 được chế tạo năm 2017, rộng 20,4m, dài 88m. Con tàu nặng 2.368 tấn và có tổng trọng tải 6.918 tấn”. Sự việc này ai cũng biết. Con tàu khổng lồ chứ không phải cái kim rơi xuống đáy đại dương. Còn các việc làm cụ thể khác nguy hiểm, tinh vi che dấu hành vi xâm lấn biển thì không phải ai cũng biết, cũng hiểu. Họ đã và đang sử dụng lực lượng quân sự được ngụy trang dưới vỏ bọc ngư dân.

Ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự trường Đại học New South Wales nói với báo chí rằng: “Trung Quốc đã cơ cấu một số nhóm trong hạm đội tàu cá chiến lược của họ thành các nhóm dân quân biển. Những thành viên của các nhóm này có thể phút trước còn là những ngư dân hết sức bình thường, phút sau đã trở thành lực lượng bán quân sự khoác trên mình những bộ quân phục”. Chiến lược thâu tóm biển Đông này được giới phân tích bình luận quốc tế gọi là “chiến thuật vùng xám”. “ Trung Quốc đã cố ý cho dân quân biển trà trộn với ngư dân vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam” tạo tình trạng thật giả lẫn lộn. Các ngư dân – dân quân này đã xâm phạm, cướp bóc hải sản, phương tiện, đâm va gây hư hại phương tiện của ngư dân Việt Nam. Ngang nhiên đi lại, quần thảo, khai thác tài nguyên biển Đông, cứ làm như biển Đông là ao hồ của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò liếm qua 60% vùng biển Việt Nam, biến vùng biển không tranh chấp của Việt Nam thành vùng tranh chấp là hoàn toàn phi pháp, không được luật pháp quốc tế công nhận. Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một văn bản pháp lý quốc tế hướng dẫn, giải thích Công ước 1982, đã bác bỏ thẳng thừng yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, nhưng văn bản pháp lý này vẫn nguyên giá trị của nó. Và phán quyết khẳng định rằng, đường lưỡi bò là không có cơ sở pháp lý, nói nôm na là nó không có giá trị gì để Trung Quốc đòi quyền khai thác tài nguyên trong đường lưỡi bò. Do đó, Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào tranh chấp với Việt Nam tại khu vực DK1, trong đó có Bãi Tư Chính.

Chúng ta quá hiểu dã tâm và tham vọng của Trung Quốc, vì vậy chủ trương giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, hòa bình là phù hợp với lý tưởng thời đại. Cùng với đối thoại hòa bình phải vận động ngoại giao. Thời đại ngày nay, thế giới chỉ trong lòng bàn tay. Nhân loại sẽ không để yên cho bất cứ kẻ nào ngang ngược dùng sức mạnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ nước khác. Tất nhiên, không ỉ lại, trông chờ, nước Việt Nam phát triển hùng cường cũng là một cách chống hành động của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông thành cái ao nhà.

Đặng Trường

Bài mới
Đọc nhiều