+
Aa
-
like
comment

Biển Đông 20/4: Vượt hàng nghìn km, tiêm kích Mỹ để lộ “tử huyệt”

Trần Anh - 20/04/2021 18:02

Tin tức Biển Đông ngày 20/4 có những thông tin đáng chú ý sau:

Vừa qua, ngày 20/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Trong buổi điện đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai nước giải quyết bất đồng theo tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung giữa hai bên, cũng như luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc coi trọng việc thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Trước đó, Hoa Kỳ tiếp tục có những động thái nhằm tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Theo chuyên gia quân sự David Axe, vào đầu tuần trước, 4 chiếc tiêm kích F-16 mang theo đầy đủ vũ khí đã cất cánh từ căn cứ không quân Misawa (miền bắc Nhật Bản) vượt hàng nghìn km để hội quân với nhóm tác chiến tại tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Động thái này được cho là phản ứng của Hoa Kỳ trước việc Trung Quốc triển khai hàng trăm tàu dân quân tại khu vực Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, dường như Không quân Mỹ đã làm lộ điểm yếu của chính mình. Nguyên do là bởi để vượt qua hơn 2.900 km từ căn cứ Misawa đến Biển Đông, đội tiêm kích trên cần đến sự hỗ trợ từ máy bay tiếp nhiên liệu KC-135. Do mỗi chiếc KC-135 đều gắn bộ thu phát sóng và dữ liệu vị trí đều công khai trên internet, cho thấy một nguy cơ rất lớn làm lộ vị trí nhóm tiêm kích tác chiến tại biển Đông.

Tiêm kích F-16.
Tiêm kích F-16.

Không chỉ riêng Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu EU gần đây cũng đã thúc đẩy những nỗ lực tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tại cuộc họp Hội đồng Ngoại giao ngày 19/4, EU công bố dự thảo về chiến lược toàn diện tập trung, với mục đích thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia cùng chí hướng, các tổ chức có liên quan trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, EU lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Hải quân thông qua các hoạt động của tàu chiến ở biển Đông, hoặc xây dựng lực lượng tuần tra cùng các đối tác, thiết lập giám sát toàn diện về an ninh và tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.

Cùng ngày, tại Phillipines, một nhóm gồm 528 giáo sư và luật sư ra tuyên bố kêu gọi chính phủ nước này phải có hành động và lập trường cứng rắn hơn về ngoại giao và an ninh đối với việc Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo tuyên bố của Philippines. Dường như để đáp lại yêu cầu trên, Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 20/4 tuyên bố Philippines vẫn muốn duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, tuy nhiên sẽ sẵn sàng đưa tàu hải quân ra biển Đông nhằm giành “quyền sở hữu dầu và khoáng sản”. Chính phủ Phillipines thời gian qua ngày càng bị chỉ trích vì chính sách mềm mỏng với Trung Quốc và từ chối thúc ép nước này tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài ở biển Đông.

Trong một diễn biến khác, căng thẳng tiếp tục leo thang tại đảo Đài Loan. US News ngày 19/4 đưa tin ông Lý Thế Xương, người đứng đầu Bộ phận Quy hoạch chiến lược tại Cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết Đài Loan đang đề xuất mua tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay AGM-158 JASSM của Hoa Kỳ. Đây là một trong những nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ của Đài Loan trước áp lực quân sự từ phía Trung Quốc, tuy nhiên đề xuất này vẫn đang được xem xét. Tên lửa hành trình AGM-158 JASSM có tầm bắn lên đến gần 1.000 km, có thể trang bị trên các tiêm kích F-16 của Đài Loan, sẽ là một trong những bổ sung lớn cho năng lực tiêu diệt mục tiêu quan trọng cho không quân Đài Loan.

Một ngày sau tuyên bố của Đài Loan, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công chiếu 1 đoạn video từ cho thấy Bộ Tư lệnh Chiến khu Miền Đông Trung Quốc đã điều động hàng chục máy bay ném bom chiến lược H-6K tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 09 giờ đồng hồ; được cho là phản ứng trước Tuyên bố chung về Đài Loan của Mỹ và Nhật Bản. Tuy không công khai địa điểm diễn tập, các chuyên gia nhận định cuộc tập trận diễn ra tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, thay vì dự kiến tại bờ biển phí đông nam `đối diện Đài Loan, nhằm phát đi thông điệp cứng rắn với đảo Đài Loan.

T.H.

Bài mới
Đọc nhiều