+
Aa
-
like
comment

Biển Đông 11/6: Việt Nam phản ứng trước việc ‘lãnh thổ di động’ Trung Quốc tiến vào Biển Đông

Trần Anh - 11/06/2021 18:00

Ngày 10/6, trả lời thông tin Trung Quốc hỗ trợ Campuchia nâng cấp căn cứ hải quân Ream, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống với cả Trung Quốc và Campuchia, cũng như mong muốn quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như trên thế giới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua cũng đã lên tiếng về việc Trung Quốc kéo giàn khoan “Biển sâu số 1” ra khu vực mỏ Lăng Thủy. Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, hiện bà chưa có thông tin cụ thể về vấn đề này, nhưng nhấn mạnh các bên liên quan cần tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trước thông tin Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) Cirilito Sobejana thăm đảo Thị Tứ. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Dàn khoan "Biển sâu số 1" đóng vai trò như một "lãnh thổ di động".
Dàn khoan “Biển sâu số 1” đóng vai trò như một “lãnh thổ di động”.

Cùng ngày, USNI dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã triển khai thêm thiết bị giám sát tới Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở biển Đông. Theo hình ảnh vệ tinh của công ty Maxar của Mỹ cung cấp cho thấy, một tàu thu thập thông tin tình báo Type 815G đang neo đậu trong khu vực đầm phá ở Đá Chữ Thập; trên sân bay còn có một máy bay tuần tra hàng hải Y-8Q của Hải quân Trung Quốc và một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) KJ-500.

Hình ảnh vệ tinh chụp được trên đá Chữ Thập ngày 9/6 cho thấy sự xuất hiện của 1 tàu thu thập thông tin tình báo Type 815G.
Hình ảnh vệ tinh chụp được trên đá Chữ Thập ngày 9/6 cho thấy sự xuất hiện của 1 tàu thu thập thông tin tình báo Type 815G.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình eo biển Đài Loan, Quân đội Trung Quốc ngày 9/6 đã tiến hành chiến dịch tuyên truyền nhắm vào Đài Loan, nhằm phản ứng lại động thái khiêu khích khi nhóm Nghị sĩ Mỹ đến thăm Đài Loan vào ngày 6/6. Cụ thể, bộ phận thông tin của Quân đoàn 80 quân đội Trung Quốc đã công bố các bài viết, hình ảnh, video và áp phích trên mạng phô trương sức mạnh khí tài qua các cuộc tập trận, cho thấy trạng thái sẵn sàng tác chiến với thông điệp “chuẩn bị cho chiến tranh chống lại những kẻ ly khai Đài Loan.”

Trước các động thái gây hấn của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong phiên điều trần về ngân sách quốc phòng tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 11/6 đã cảnh báo Trung Quốc đang nhắm đến việc kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và Mỹ cần một đường dây liên lạc trực tiếp với Trung Quốc để kiểm soát nguy cơ xung đột. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley cảnh báo Trung Quốc đang “củng cố năng lực quân sự với tốc độ bền vững và đáng lo ngại”, nhấn mạnh Mỹ cần duy trì sự cạnh tranh và răn đe chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc phát động cũng như có thể chiến thắng trong một cuộc chiến như tại eo biển Đài Loan.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo Trung Quốc đang nhắm đến việc kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và Mỹ cần một đường dây liên lạc trực tiếp với Trung Quốc để kiểm soát nguy cơ xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo Trung Quốc đang nhắm đến việc kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và Mỹ cần một đường dây liên lạc trực tiếp với Trung Quốc để kiểm soát nguy cơ xung đột.

Trước đó, ngày 9/6, Inside Defense cho biết, thành viên cấp cao của Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Mike Rogers, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul và thành viên cấp cao của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Devin Nunes đã viết thư thúc giục Tổng thống Mỹ Joe Biden xây dựng một chiến lược toàn diện với sự phối hợp của nhiều cơ quan nhằm ngăn cản việc Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân. Những vị lãnh đạo này cho rằng, nếu Mỹ không có hành động nào đối với vấn đề này, thì đến năm 2030 Trung Quốc có thể đạt được “một mức độ cân bằng quyền lực hạt nhân nhất định” với Mỹ.

Cùng ngày, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm vũ khí, công nghệ và hậu cần Darlene Costello cho biết nhà thầu Northrop Grumman đã hoàn thành 2 chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider đầu tiên tại nhà máy ở thành phố Palmdale, bang California và sẽ sớm cho thử nghiệm tại căn cứ Edwards. Ngày 10/6, Nzherald dẫn lời Thượng Nghị sĩ Mỹ John Thune và Mike Rounds cho biết, máy bay B-21 sẽ đồn trú tại căn cứ không quân Ellsworth tại bang Nam Dakota. Không quân Mỹ có kế hoạch chế tạo và vận hành 100 oanh tạc cơ tàng hình B-21, với khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân trên toàn cầu.

Oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider.
Oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider.

Một ngày sau, ngày 10/6, Bộ Hải quân Mỹ trong đề xuất ngân sách năm tài khóa 2022 đã đưa ra yêu cầu cấp kinh phí để trang bị ống phóng cùng 12 tên lửa siêu vượt âm thuộc chương trình Vũ khí Tấn công Thông thường (CPS) cho 3 khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt, giúp các tàu này có khả năng “tấn công tầm xa và linh hoạt” nhằm “tận dụng khả năng tàng hình để thực hiện các đòn tấn công chính xác và giảm nguy cơ bị phản công”.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 10/6 đã cho biết sẽ chỉ thảo luận gia hạn Thỏa thuận lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ nếu Mỹ có thể giải thích hợp lý về hành động của mình trong vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc với tàu Philippines ở bãi cạn Scarborough trên biển Đông vào năm 2012. Cụ thể, Mỹ đã đóng vai trò trung gian cho thỏa thuận rút tàu giữa 2 bên nhằm giảm căng thẳng tại khu vực; tuy nhiên, tàu Philippines đã rút khỏi trong khi tàu Trung Quốc không bị buộc rời đi mà vẫn ở lại và giành quyền kiểm soát Scarborough kể từ đó.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra điều kiện ký kết thỏa thuận VFA với Hoa Kỳ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra điều kiện ký kết thỏa thuận VFA với Hoa Kỳ.

Cùng ngày, Hải quân Philippines cho biết tàu hộ vệ Philippines BRP Antonio Luna (FF-151) vừa được đưa vào biên chế vào tháng 3/2021, sẽ được triển khai đến biển Đông để tuần tra và luôn trong “tình trạng sẵn sàng tác chiến cao độ”, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây quan ngại ở khu vực. Được biết, tàu BRP Antonio Luna được trang bị cảm biến điện tử tiên tiến, tên lửa tầm xa, ngư lôi dẫn đường bằng sóng âm và một máy bay trực thăng chống ngầm, có khả năng tác chiến điện tử trên mặt nước, trên bộ và trên không.

Trần Anh

Bài mới
Đọc nhiều