+
Aa
-
like
comment

Biển Đông 1/6: Tướng Vịnh khẳng định Việt Nam không có ý định nhượng bộ Trung Quốc về chủ quyền

Trần Anh - 01/06/2021 18:00

Ngày 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh trong một cuộc phỏng vấn khẳng định “Không lãnh đạo Việt Nam nào có ý định nhượng bộ Trung Quốc về chủ quyền. Nếu để mất Biển Đông, tất cả chiến sĩ quân đội, lãnh đạo đều có tội với dân”.

Tượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.
Tượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, có 2 việc cơ bản, quan trọng nhất, để hình thành cách ứng xử trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam phải khẳng định chủ quyền và không được “mơ hồ về điều đó”; phải tin rằng Việt Nam sẽ bảo vệ được chủ quyền đất nước, tin vào lòng dân, tin vào đường lối, cách ứng xử của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở hội tụ ý chí của người dân.

Ngày 31/5, Philstar đưa tin, Chủ tịch Ủy ban Tình báo chiến lược Hạ viện Philippines Johnny Pimentel đã trình lên các Nghị sĩ dự luật chi 5 tỉ peso (gần 105 triệu USD) để xây dựng 12 căn cứ hoạt động tiền phương (FOB) để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Philippines. Theo dự luật, căn cứ FOB là tiền đồn mà Hải quân Philippines có thể thực hiện các nhiệm vụ cơ bản và sau này có thể được mở rộng để phục vụ cho các mục đích an ninh quốc gia. Được biết, 4 căn cứ FOB sẽ được xây dựng ở đảo Lubang thuộc tỉnh Mindoro Occidental, vịnh Subic thuộc tỉnh Zambales và 2 thị trấn Busuanga và Balabac thuộc tỉnh Palawan, nhằm bảo vệ vùng biển ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Trước đó, ngày 30/5, Global Times dẫn nguồn tin từ Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, việc lắp đặt các thiết bị lên giàn khoan “Biển sâu số 1” nặng hơn 100.000 tấn đã hoàn tất vào ngày 29/5 và sẽ được triển khai đến khu vực khí Lăng Thủy ngoài khơi đảo Hải Nam trong đầu tháng 6/2021, dự kiến bắt đầu khai thác trong tháng 6/2021. Ước tính mỗi năm giàn khoan “Biển sâu số 1” có thể khai thác 3 tỉ m3 khí tự nhiên. Được biết, khu vực Lăng Thủy gồm các lô dầu khí Lăng Thủy 17-2, Lăng Thủy 25-1, Lăng Thủy 18-1 và Lăng Thủy 18-2, nằm cách đảo Hải Nam khoảng 150km.

Dàn khoan "Biển sâu số 1" của Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc nặng hơn 100.000 tấn.
Dàn khoan “Biển sâu số 1” của Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc nặng hơn 100.000 tấn.

Ngày 31/5, Newsbeezer đăng tải nội dung cuộc họp báo gần đây của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trong đó Trung Quốc chỉ trích các chính sách mới xung quanh chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Mỹ đang theo đuổi, phản đối gay gắt về việc Mỹ cung cấp pháo tự hành hạng nặng M109A6 “Paladin” cho Đài Loan, cũng như việc Đài Loan vừa bắn thử nghiệm tên lửa không đối không AIM-120. Ngoài ra, Trung Quốc còn phản đối việc Nhật Bản dự kiến đưa ra quan ngại về vấn đề Đài Loan trong Sách trắng quốc phòng mà Nhật Bản sắp công bố.

Pháo tự hành hạng nặng M109A6 “Paladin”.
Pháo tự hành hạng nặng M109A6 “Paladin”.

Ngày 1/6, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin Sputnik khẳng định Trung Quốc có thể sử dụng máy bay ném bom H-20 như một công cụ để phô trương sức mạnh toàn cầu. Trung Quốc rất chú trọng đến việc tăng cường khả năng của các lực lượng vũ trang để bảo vệ lợi ích toàn cầu, vì vậy máy bay H-20 có thể được xem là hệ thống tấn công toàn cầu của Trung Quốc. Theo đó, do quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Pakistan, Trung Quốc có thể triển khai H-20 bay qua không phận Pakistan và nhanh chóng đến Ấn Độ Dương, Trung Đông và châu Phi. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng máy bay H-20 để chống lại tàu chiến của các đối thủ tiềm tàng.

Tại khu vực châu Đại Dương, ngày 31/5, trong một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Úc Scott Morrison và người đồng cấp New Zealand Jacinde Ardern, 2 bên nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, phối hợp nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và hòa bình; đồng thời bày tỏ quan ngại về tình hình ở Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông, bao gồm việc tiếp tục quân sự hóa các địa điểm tranh chấp và tăng cường các hoạt động gây bất ổn trên biển. Ngoài ra, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng cảnh báo các nỗ lực chia rẽ Úc và New Zealand từ Trung Quốc sẽ thất bại.

Phản ứng lại, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân chỉ trích tuyên bố chung “vô trách nhiệm” và can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản về quan hệ quốc tế.

Trần Anh

Bài mới
Đọc nhiều