+
Aa
-
like
comment

Biển Đông 6/7: Trung Quốc đánh mất vị thế Không quân mạnh nhất châu Á

Trần Anh - 06/07/2021 18:00

Ngày 5/7, Eurasian Times dẫn hình ảnh vệ tinh ngày 1/7 cho thấy, nhiều máy bay không người lái (UAV), bao gồm Wing Loong và Sharp Sword, xuất hiện trước nhà chứa UAV tại căn cứ không quân Malan ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự ở Tây Tạng và Tân Cương giáp ranh biên giới với Ấn Độ. Theo ảnh vệ tinh, còn có một máy bay không người lái hình tam giác màu đen đậu tại khu vực này, không rõ loại nào nhưng nhiều suy đoán là một UAV “siêu vượt âm”.

UAV Wing Loong.
UAV Wing Loong.

Được biết, đây là chiếc UAV từng được cổng thông tin của Pháp East Pendulum đề cập vào tháng 6/2018, dài khoảng 12,1 m, sải cánh 5,6 m, trang bị động cơ loại RBCC (động cơ đẩy chu trình hỗn hợp dựa trên tên lửa) hoặc TBCC (động cơ đẩy chu trình kết hợp dựa trên tuabin).

Cùng ngày, Global Times cho biết, Trung Quốc đã giới thiệu một số thành tựu mới nhất về công nghệ thông minh trong lĩnh vực quân sự bằng cách trưng bày các robot chiến đấu trên bộ, trên biển và trên không tiên tiến tại hội chợ triển lãm ở Bắc Kinh. Cụ thể, Tập đoàn phương tiện phương Bắc Bắc Kinh trưng bày phương tiện mặt đất không người lái Pathbreaker nặng 1,2 tấn, tốc độ tối đa 30km/h và được trang bị hệ thống trinh sát vũ trang, giúp thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tấn công hỏa lực, tuần tra, tìm kiếm và tiêu diệt, dẫn đường tấn công ở những địa hình phức tạp với tính cơ động cao. Công ty công nghệ robot Boya Gong giới thiệu tàu lặn robot Robo-Shark ít tiếng ồn, độ bền cao, tốc độ nhanh và linh hoạt, có thể tiến hành các nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm và cứu nạn, giám sát chiến trường. Công ty hàng không vũ trụ Bắc Kinh Zhongfei giới thiệu máy bay không người lái sử dụng trong huấn luyện và trong thực chiến để làm mồi nhử.

Liên quan việc NATO vừa tiến hành diễn tập tác chiến chống ngầm thường niên “Dynamic Mongoose” tại vùng biển giữa Anh, Iceland và Na Uy, nơi các tàu ngầm Nga buộc phải đi qua nếu muốn tiến ra Đại Tây Dương, ngày 5/7, Sputnik dẫn lời Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Mike Gilday cho biết, Mỹ, đồng minh và các đối tác có “sự quan tâm rất cao” đối với việc tăng cường nhiều hoạt động phối hợp như tác chiến chống ngầm để đối phó mối đe dọa đang gia tăng từ Nga và Trung Quốc. Được biết, Nga đang có gần 60 tàu ngầm, bao gồm nhiều chiếc được đóng mới và được trang bị tên lửa đạn đạo; trong khi Trung Quốc cũng có 60 tàu ngầm, bao gồm 6 tàu chạy bằng nhiên liệu hạt nhân và 4 tàu mang tên lửa đạn đạo.

Diễn tập tác chiến chống ngầm thường niên “Dynamic Mongoose” tại vùng biển giữa Anh, Iceland và Na Uy
Diễn tập tác chiến chống ngầm thường niên “Dynamic Mongoose” tại vùng biển giữa Anh, Iceland và Na Uy

Trong một diễn biến khác, ngày 5/7, EurAsia Times cho biết, không phải Trung Quốc, Nhật Bản mới là quốc gia có Không quân mạnh nhất châu Á. Cụ thể, Nhật Bản sắp trở thành quốc gia vận hành máy bay chiến đấu tàng hình F-35 lớn thứ 2 sau Mỹ. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Vào tháng 7/2020, Mỹ đã thông qua thỏa thuận bán 105 máy bay F-35 bao gồm cả các phiên bản F-35A và F-35B cho Nhật Bản. Thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD này sẽ đưa Nhật Bản trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của dòng tiêm kích F-35 và là quốc gia vận hành F-35 lớn thứ 2 (147 máy bay) chỉ sau Mỹ.

Nhật Bản sắp trở thành quốc gia vận hành máy bay chiến đấu tàng hình F-35 lớn thứ 2 sau Mỹ.
Nhật Bản sắp trở thành quốc gia vận hành máy bay chiến đấu tàng hình F-35 lớn thứ 2 sau Mỹ.

Cùng ngày, Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso nhấn mạnh, Nhật Bản và Mỹ phải cùng bảo vệ Đài Loan nếu sự tồn vong bị đe dọa. Theo ông Taro Aso, tình hình Đài Loan đang cực kỳ căng thẳng, theo đó Nhật Bản có thể diễn giải việc Trung Quốc tấn công Đài Loan là “mối đe dọa đến sự tồn vong của Tokyo”, và Nhật Bản có thể triển khai lực lượng nhằm mục đích phòng vệ tập thể.

Liên quan tình hình bán đảo Triều Tiên, Jane’s ngày 5/7đưa tin quân đội Hàn Quốc vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) từ sà lan. Mặc dù thông tin chi tiết không được công khai hoàn toàn, nhưng cuộc thử nghiệm có thể đã được tiến hành trên nền tảng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B có tầm bắn 500 km. Được biết, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm tiếp theo từ tàu ngầm Dosan Ahn Changho 3.000 tấn mang SLBM, dự kiến được bàn giao cho Hải quân Hàn Quốc vào tháng 7/2021.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Boo Seung-chan cho biết, Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận về thời điểm và cách thức tổ chức cuộc tập trận chung mùa Hè thường niên, trong bối cảnh có những lo ngại cuộc tập trận có thể ảnh hưởng đến nỗ lực nối lại đàm phán với Triều Tiên. Quy mô và cách thức tổ chức cuộc tập trận vẫn chưa được quyết định và hai bên vẫn đang thảo luận về vấn đề kiểm chứng năng lực tác chiến toàn diện (FOC), nhằm chuẩn bị tốt hơn cho việc Hàn Quốc tiếp nhận quyền chỉ huy thời chiến (OPCON) từ Mỹ.

Trần Anh

Bài mới
Đọc nhiều