+
Aa
-
like
comment

Biển Đông 21/6: Tiến sĩ quân sự nhận định Trung Quốc “vượt trội” về khả năng phòng thủ ở Biển Đông

Trần Anh - 21/06/2021 18:00

Ngày 18/6, Malaysia Military Times đăng tải bài viết của TS Tharishini Krishnan thuộc Đại học Quốc phòng Malaysia cho biết Việt Nam và Philippines đã và đang tăng cường khả năng phòng thủ trên không và trên biển ở Biển Đông, mặc dù có quy mô “khiêm tốn” hơn so với Trung Quốc.

Việt Nam và Philippines đã và đang tăng cường khả năng phòng thủ trên không và trên biển ở Biển Đông, mặc dù có quy mô “khiêm tốn” hơn so với Trung Quốc.
Việt Nam và Philippines đã và đang tăng cường khả năng phòng thủ trên không và trên biển ở Biển Đông, mặc dù có quy mô “khiêm tốn” hơn so với Trung Quốc.

Theo nhận định của TS Tharishini Krishnan, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển Đá Tây, đảo Sinh Tồn trong 2 năm qua; Philippines chiếm đóng đảo Thị Tứ với hơn 100 dân thường sinh sống và một số lượng ít binh sĩ. Trong khi đó, Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống radar, thông tin liên lạc, đường băng, nhà chứa máy bay cho máy bay chiến đấu, cũng như các hệ thống tên lửa hành trình đất đối không và chống hạm trên Biển Đông. TS. Tharishini Krishnan khuyến nghị Malaysia nên áp dụng cách tiếp cận tương tự tại các đảo mà Malaysia tuyên bố chủ quyền, bao gồm xây dựng các trạm ngoài khơi tại Đá Hoa Lau, Đá Kiêu Ngựa, Đá Kỳ Vân, Đá Én Ca và Bãi Thám Hiểm.

TS Tharishini Krishnan thuộc Đại học Quốc phòng Malaysia.
TS Tharishini Krishnan thuộc Đại học Quốc phòng Malaysia.
Một góc đảo Sinh Tồn.
Một góc đảo Sinh Tồn.

Liên quan tình hình tại eo biển Đài Loan, ngày 18/6, Taiwan News đưa tin, Không quân Trung Quốc đã điều 7 chiến đấu cơ vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào ngày 17/6, bao gồm 2 chiến đấu cơ J-16, 4 chiến đấu cơ J-7 và một máy bay tác chiến điện tử Y-8, sau khi Đài Loan ký 2 hợp đồng mua sắm vũ khí hiện đại với Mỹ. Theo đó, Cơ quan phòng vệ Đài Loan đã điều máy bay ngăn chặn, phát cảnh báo vô tuyến và triển khai các hệ thống tên lửa phòng không để giám sát hoạt động của các máy bay Trung Quốc.

Cùng ngày, Nikkei đưa tin trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 17/6, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley thừa nhận việc thống nhất Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc nhưng Trung Quốc sẽ tiến hành bằng biện pháp hòa bình, do hiện tại Trung Quốc chưa có đủ năng lực quân sự và động lực để “thống nhất” Đài Loan bằng vũ lực. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định Mỹ cam kết hỗ trợ Đài Loan thông qua việc cung cấp khí tài giúp Đài Loan tăng khả năng phòng thủ và tự vệ, phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley thừa nhận việc thống nhất Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley thừa nhận việc thống nhất Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

Cùng thời điểm diễn ra phiên điều trần, tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu tuần dương USS Shiloh của Mỹ vừa tổ chức hoạt động huấn luyện song phương tích hợp với tàu hộ tống tàng hình RSS Intrepid (FFS 69) của Singapore ở Biển Đông nhằm tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như lợi ích chung với các đồng minh trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Cùng liên quan đến sự hiện diện của Mỹ tại khu vực, News.com.au ngày 20/6 cho biết trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang xem xét thành lập một lực lượng hải quân thường trực ở Tây Thái Bình Dương, ông Ely Ratner – người được Tổng thống Joe Biden đề cử cho vị trí trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng – khẳng định Mỹ cần một sự hiện diện đáng tin cậy để răn đe, và khi cần thiết sẽ sẵn sàng tham chiến nếu xung đột xảy ra. News.com.au cho rằng, Thủ tướng Úc Scott Morrison có vẻ đồng tình với ý kiến này khi kêu gọi nỗ lực quốc tế nhằm xây dựng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương “rộng mở, bao trùm, an ninh và có khả năng phục hồi nhanh chóng”.

Ông Ely Ratner khẳng định Mỹ cần một sự hiện diện đáng tin cậy để răn đe, và khi cần thiết sẽ sẵn sàng tham chiến nếu xung đột xảy ra.
Ông Ely Ratner khẳng định Mỹ cần một sự hiện diện đáng tin cậy để răn đe, và khi cần thiết sẽ sẵn sàng tham chiến nếu xung đột xảy ra.

Trước đó, ngày 18/6, Hải quân Mỹ đã trình lên Quốc hội tài liệu cập nhật về kế hoạch xây dựng hạm đội dài hạn, với mục tiêu sở hữu tối thiểu 321, tối đa 372 chiến hạm có người lái và sở hữu từ 77 đến 140 tàu không người lái. Tài liệu này cho thấy Mỹ đã từ bỏ mục tiêu sở hữu 355 chiến hạm có người lái, vốn được Hải quân Mỹ coi là cần thiết để đối phó “mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga” trong các cuộc xung đột tương lai. Việc đặt mục tiêu hạm đội có tối thiểu 321 chiến hạm có người lái được cho là phù hợp hơn với hạn chế ngân sách và năng lực hiện tại của Hải quân Mỹ. Tư lệnh hải quân Mỹ Mike Gilday nhận định, với ngân sách hiện nay, Hải quân Mỹ chỉ đủ khả năng vận hành khoảng 300 tàu chiến.

Tại Nga, trang Izvestia ngày 20/6 cho biết, trong tháng 5/2021, 4 nhóm tàu của Nga đã rời căn cứ, di chuyển trên các tuyến đường khác nhau, tập hợp theo thời gian đã định và thực hiện các nhiệm vụ gần quần đảo Hawaii. Vào ngày 18/6, đợt tập trận đã hoàn thành tốt đẹp, nhằm kiểm tra khả năng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sau khi được hiện đại hóa. Được biết, vào đầu tháng 5/2021, Nga đã triển khai 4 nhóm tàu cùng lúc: Nhóm tàu tuần dương tên lửa Varyag và khinh hạm Marshal Shaposhnikov, cùng nhóm tàu hộ tống Gromkiy và Sovershenny, tàu chở dầu Boris Butoma đi qua eo biển Tsushima để ra biển Hoa Đông; theo sau là nhóm dẫn đầu bởi tàu chống ngầm cỡ lớn Admiral Tributs, trong đó các tàu hộ tống đã tiến sâu hơn vào biển Philippines, một phần của Biển Đông; một nhóm khác bao gồm tàu ​​chỉ huy Marshal Krylov, tàu Đô đốc Panteleev, tàu hộ tống Aldar Tsydenzhapov, tàu bệnh viện Irtysh… đã tiến vào biển Okhotsk qua eo biển La Peruz. Sau đó các nhóm tàu đã tập hợp vào thời điểm đã định tại một khu vực phía tây bắc Hawaii để tiến hành tập trận.

Tàu tuần dương tên lửa Varyag.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag.
Khinh hạm Marshal Shaposhnikov.
Khinh hạm Marshal Shaposhnikov.

Cùng thời điểm này, tại Trung Quốc, Telegraph Online ngày 19/6 đưa tin Trung Quốc đang xây dựng 3 căn cứ không quân mới, mở rộng 5 căn cứ không quân khác trải dài từ Tân Cương đến Tây Tạng nhằm tăng cường sức mạnh trên không, trong bối cảnh xung đột biên giới với Ấn Độ tại Ladakh và Arunachal Pradesh vẫn chưa hạ nhiệt. Cụ thể, tại khu vực Tân Cương, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ không quân mới tại Tashkurgan, mở rộng các căn cứ không quân và sân bay hiện có tại Kashgar và Thành phố Hotan. Tại Tây Tạng, Trung Quốc đang mở rộng căn cứ không quân Ngari Gunsa (hiện đang có 12 hầm trú ẩn cho máy bay), và xây dựng một sân bay lưỡng dụng mới tại Shigatse Tingri và sân bay trực thăng tại Thành phố Lhasa. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã lắp đặt các tên lửa đất đối không tại Ngari Gunsa và tại các địa điểm biên giới khác trong khu vực.

Trần Anh

Bài mới
Đọc nhiều