+
Aa
-
like
comment

Biển Đông 28/6: Chuyên gia tình báo nói Việt Nam cần ‘gửi thông điệp rõ ràng với Trung Quốc’ về Biển Đông

Trần Anh - 28/06/2021 18:00

Ngày 27/6, Liên quan việc Trung Quốc triển khai tàu trinh sát và máy bay trên Biển Đông, , TOI đăng bài viết “Lợi ích chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông: Thách thức và lựa chọn” của cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo chung Ấn Độ S D Pradhan cho biết, theo Viện Nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc (NISCSS), Việt Nam đang tăng cường lực lượng dân quân biển, được thúc đẩy bởi các hoạt động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Theo ông S D Pradhan, Việt Nam cần phải gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng quan hệ bình thường giữa 2 nước sẽ không thể tiếp tục khi Trung Quốc triển khai các hoạt động cưỡng chế; Việt Nam cần điều chỉnh cẩn thận cách tiếp cận đối với “Bộ tứ” để chống lại với những thách thức từ Trung Quốc; thúc đẩy “Bộ tứ” và các nước khác chấp nhận UNCLOS cho toàn bộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương; hợp tác với Nhật Bản và các nước khác để xây dựng chuỗi cung ứng thay thế, không bị lệ thuộc vào một cường quốc duy nhất…

Tiến sĩ S D Pradhan (phải) nhận định Việt Nam cần phải gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc.
Tiến sĩ S D Pradhan (phải) nhận định Việt Nam cần phải gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc.

Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 25/6, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành hơn 100 cuộc diễn tập chung trong năm 2021 và tăng cường các hoạt động huấn luyện dọc biên giới giáp với Ấn Độ. Đáng chú ý, Trung Quốc vừa tiến hành cuộc diễn tập ở độ cao lớn “kỷ lục” với 1.000 binh sĩ từ 20 đơn vị vào đầu tháng 6/2021, gần biên giới với Ấn Độ nhưng không nêu địa điểm cụ thể, nhằm tăng cường khả năng biên phòng trong môi trường cực kỳ lạnh giá, khắc nghiệt và rủi ro.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành hơn 100 cuộc diễn tập chung trong năm 2021 và tăng cường các hoạt động huấn luyện dọc biên giới giáp với Ấn Độ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành hơn 100 cuộc diễn tập chung trong năm 2021 và tăng cường các hoạt động huấn luyện dọc biên giới giáp với Ấn Độ.

Hai ngày sau tuyên bố của ông Nhậm Quốc Cường, Global Times ngày 27/6 cho biết sau khi phát triển một dòng máy bay trực thăng với hàng chục mẫu, bao gồm cả trực thăng thế hệ thứ tư tiên tiến Z-20, Trung Quốc đặt mục tiêu vươn xa hơn và thiết kế các loại trực thăng mới tiên tiến hơn như trực thăng vận tải hạng nặng, trực thăng tốc độ cao thế hệ tiếp theo và trực thăng với ý tưởng mới tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI). Nhà thiết kế chính của Viện Nghiên cứu và Phát triển Trực thăng Trung Quốc Deng Jinghui cho biết, Trung Quốc cần phát triển một máy bay trực thăng vận tải hạng nặng 40 tấn như dòng Mi-26 của Nga.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mil Mi-26 của Nga.
Trực thăng vận tải hạng nặng Mil Mi-26 của Nga.

Ngày 26/6, SCMP đưa tin, Trung Quốc vừa triển khai thêm một lữ đoàn chiến đấu cơ tàng hình J-20 đến đơn vị không quân thuộc Chiến khu Miền Bắc tại TP.An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, nhằm tăng cường giám sát eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông, đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo đến Hàn Quốc và Nhật Bản không nên tham gia cùng Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Như vậy, Trung Quốc đã triển khai ít nhất 150 máy bay J-20 tại 4 lữ đoàn không quân, bao gồm 2 lữ đoàn huấn luyện ở Nội Mông và Hà Bắc, một lữ đoàn không quân thuộc Chiến khu Miền Đông tại TP.Vu Hồ, tỉnh An Huy và mới đây là một lữ đoàn tại Chiến khu Miền Bắc.

Chiến đấu cơ tàng hình J-20.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20.

Cùng liên quan tình hình eo biển Đài Loan, ngày 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nhấn mạnh vấn đề an ninh của Đài Loan có tác động trực tiếp không chỉ đến Nhật Bản mà còn cả “Bộ tứ” trong chiến lược đối phó và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Nhật Bản và Mỹ cần tăng cường hậu thuẫn cho Đài Loan. Cụ thể, vì Đài Loan nằm ở vị trí chiến lược giữa Biển Đông và biển Hoa Đông, nên Đài Loan có thể hợp tác với Mỹ và Nhật Bản để gây áp lực quân sự lên khu vực ven biển của Trung Quốc, khiến Trung Quốc không thể tập trung ngân sách quốc phòng và lực lượng quân sự cho các khu vực khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nhấn mạnh vấn đề an ninh của Đài Loan có tác động trực tiếp không chỉ đến Nhật Bản mà còn cả “Bộ tứ” trong chiến lược đối phó và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Nhật Bản và Mỹ cần tăng cường hậu thuẫn cho Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nhấn mạnh vấn đề an ninh của Đài Loan có tác động trực tiếp không chỉ đến Nhật Bản mà còn cả “Bộ tứ” trong chiến lược đối phó và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Nhật Bản và Mỹ cần tăng cường hậu thuẫn cho Đài Loan.

Một ngày sau phát biểu của ông Nobuo Kishi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 26/6 cho biết 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông và ở lại đó trong vài giờ. Theo đó, JCG đã cảnh báo các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực sau khi phát hiện 4 tàu này tiếp cận 4 tàu đánh cá của Nhật Bản ở vùng biển phía nam đảo Uotsurijima (hòn đảo lớn nhất trong khu vực quần đảo Senkaku).

Tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc thời gian qua cũng là một trong những quan tâm hàng đầu của khối quân sự NATO. Ngày 25/6, Chủ tịch Ủy ban điều phối quân sự NATO vừa mãn nhiệm Stuart Peach cảnh báo tốc độ hiện đại hóa quân đội “đáng kinh ngạc” của Trung Quốc (gồm tốc độ đóng tàu chiến, mở rộng kho vũ khí hạt nhân, hiện đại hóa lực lượng không quân, đầu tư vào không gian mạng và các hình thức quản lý thông tin khác, đặc biệt là nhận dạng khuôn mặt) cũng như quan hệ đối tác quân sự chiến lược ngày càng chặt chẽ với Nga, đang đặt ra thách thức đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, trong bối cảnh NATO đang có lập trường quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

Tại Mỹ, Không quân nước này vào ngày 26/6 đã tiết lộ Hệ thống phản hồi vi sóng công suất cao chiến thuật (THOR) sử dụng các chùm vi sóng công suất cao để vô hiệu hóa các thiết bị điện tử bên trong hàng trăm máy bay không người lái cùng một lúc. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân – đơn vị nghiên cứu và phát triển vũ khí THOR – cho biết: “Hệ thống độc đáo này cho phép lực lượng phòng thủ căn cứ ngăn chặn các cuộc tấn công của hệ thống máy bay không người lái ở tầm xa trước khi chúng tiếp cận và đe dọa cơ sở hạ tầng quan trọng”. Hệ thống THOR hiệu quả hơn các loại vũ khí nhỏ và cơ động hơn vũ khí hạng nặng trong việc chống lại máy bay không người lái.

Hệ thống phản hồi vi sóng công suất cao chiến thuật (THOR).
Hệ thống phản hồi vi sóng công suất cao chiến thuật (THOR).

Một ngày sau, ngày 27/6, Jakarta Post đưa tin, Indonesia và Mỹ đã khởi công xây dựng một trung tâm đào tạo hàng hải mới trị giá 3,5 triệu USD ở khu vực chiến lược Batam, thuộc quần đảo Riau, hướng ra Biển Đông. Tham dự lễ khởi công ngày 25/6, Đại sứ Mỹ tại Indonesia Sung Kim cho biết, trung tâm hàng hải này sẽ là một phần trong nỗ lực không ngừng giữa 2 nước nhằm tăng cường hợp tác an ninh trong khu vực. Ngoài ra, ông Sung Kim cũng nhấn mạnh, Mỹ tiếp tục cam kết hỗ trợ vai trò quan trọng của Indonesia trong việc chống lại tội phạm trong nước và xuyên quốc gia, nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực.

Trần Anh

Bài mới
Đọc nhiều