+
Aa
-
like
comment

Biến chủng SARS-CoV-2 đe dọa nỗ lực điều chế vaccine

15/04/2020 15:02

Những thay đổi trong chủng virus SARS-CoV-2 ở một bệnh nhân tại Ấn Độ có thể là một lời cảnh báo đầy thách thức với nỗ lực điều chế vaccine hiện nay.

Virus ở một bệnh nhân mắc Covid-19 được phân lập tại Ấn Độ mang một biến chủng có thể khiến những nỗ lực điều chế vaccine chống Covid-19 trên thế giới hiện nay “xôi hỏng bỏng không”, các nhà nghiên cứu tại Australia và Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Murdoch tại Australia và các chuyên gia thuộc Đại học Sư phạm Quốc gia Changhua tại Đài Loan (Trung Quốc) cho biết chủng virus ở Ấn Độ là báo cáo đầu tiên về một biến chủng đáng kể trong hàng loạt biến chủng của virus SARS-CoV-2.

Mặc dù biến chủng virus ở Ấn Độ trên được lấy mẫu từ một bệnh nhân ở Kerala và được đưa tới Viện Virus học Quốc gia vào tháng 1 nhưng trình tự gen đầy đủ của nó phải 2 tháng sau mới được công bố.

Bệnh nhân được cho là một sinh viên y quay trở về từ Vũ Hán nhưng chủng virus trên người này dường như không có mối liên hệ gần gũi nào với các chủng virus đã được ghi nhận tại thành phố tâm dịch của Trung Quốc, cũng như ở các quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng biến chủng này xảy ra ở miền liên kết thụ thể (receptor-binding domain) của protein gai, vốn giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào con người.

“Phát hiện về biến chủng này đã “làm dấy lên những cảnh báo rằng, những tiến triển trong quá trình điều chế vaccine hiện nay có thể trở nên vô ích trong tương lai nếu nhiều biến chủng hơn được xác định”, các nhà nghiên cứu cho biết.

bien chung sars-cov-2 o an do de doa no luc dieu che vaccine hinh 1

Nghiên cứu này vẫn chưa được các nhà khoa học khác đánh giá và được xuất bản lần đầu trên trang biorvix.org vào cuối tuần trước.

Theo SCMP, có “một mối lo ngại thực sự ngày càng gia tăng rằng, hàng nghìn chủng virus được lấy mẫu và được nghiên cứu về trình tự gen chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi” và điều đó có thể tạo nên nguy cơ, những biến chủng mới sẽ cần có các loại vaccine mới tương tự như cách thức virus cúm đã gây ra”.

Bất chấp những trở ngại này, các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang chạy đua để tìm ra một loại vaccine nhằm đối phó với loại virus đã khiến gần 2 triệu người trên thế giới mắc bệnh và hơn 125.000 người tử vong này.

Kiều Anh/VOV

Bài mới
Đọc nhiều