+
Aa
-
like
comment

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc bỗng đảo ngược tình thế: Đe dọa được cả dàn “pháo đài bay” B-52

21/02/2021 21:54

Quyết định của chính quyền Washington đối với phía Trung Quốc đang khiến Không quân Mỹ đón nhận thêm một “cơn đau đầu” mới.

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc bỗng đảo ngược tình thế: Đe dọa được cả dàn "pháo đài bay" B-52

Trung Quốc “đe dọa” chương trình nâng cấp B-52

Hồi tháng Một, Bộ Quốc phòng Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất hàng không dân sự COMAC của Trung Quốc do lo ngại rằng công ty này chia sẻ công nghệ với Quân đội Trung Quốc (PLA).

Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, chính sách ủy thác hợp tác quân sự-dân sự của Bắc Kinh đồng nghĩa với việc bất cứ công nghệ nào được cung cấp cho các công ty hàng không vũ trụ dân sự của Trung Quốc đều có thể được PLA khai thác.

Tuy nhiên, theo tạp chí Forbes, quyết định này của Lầu Năm Góc có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho kế hoạch trang bị động cơ mới trên các máy bay ném bom B-52.

Không quân Mỹ đang muốn nâng cấp để các “pháo đài bay” B-52 có thể kéo dài tuổi thọ phục vụ thêm vài thập kỷ nữa. Tuy nhiên, CF34 – một trong những loại động cơ mà họ đang cân nhắc cho dự án này lại đang được COMAC sử dụng trên máy bay chở khách ARJ21-700 của Trung Quốc.

Nguyên do đằng sau động thái trừng phạt trên cho thấy có lẽ quân đội Trung Quốc đã nắm rõ về động cơ CF34 của hãng General Electric, kể cả những điểm yếu của nó.

Điều này có đặt ra thách thức về an ninh hay không? Câu trả lời là “Chưa rõ!”. Thế nhưng, nó chắc chắn có thể làm phức tạp hóa dự án tái trang bị động cơ của Mỹ, ở một mức độ lớn hơn những gì nhiều nhà quan sát có thể nhận ra.

Năm 2018, Không quân Mỹ đã quyết định sẽ cho nghỉ hưu các máy bay ném bom hạng nặng B-1 và B-2 nhưng vẫn giữ trong biên chế các máy bay ném bom B-52 thế hệ cũ cho tới năm 2050 do chi phí duy trì hoạt động của chúng rẻ hơn.

Các máy bay ném bom B-1 và B-2 sẽ dần dần rời khỏi hàng ngũ Không quân Mỹ khi máy bay ném bom thế hệ mới B-21 được đưa vào trang bị trong những năm 2030.

B-21 cuối cùng cũng sẽ thay thế B-52, nhưng đó là chuyện của tương lai khá xa. Trong vòng 30 năm tới, các máy bay ném bom B-52 Stratofortress của Boeing vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong tác chiến phi hạt nhân và răn đe hạt nhân của Mỹ.

Không quân Mỹ có kế hoạch chi hơn 20 tỷ USD để nâng cấp động cơ, radar, hệ thống thông tin liên lạc và khả năng mang vũ khí cho B-52.

Trong đó, phần tái trang bị động cơ là mang tính thách thức nhất, bởi B-52 vốn trang bị 8 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney TF33 với 4 động cơ mỗi bên cánh, sử dụng pod động cơ kép [do đó, khi nhìn trên cánh máy bay sẽ thấy 4 cặp động cơ]. Những pod này sẽ phải được thiết kế lại để phù hợp với động cơ mới.

Các động cơ mới càng lớn và nặng thì áp lực mà chúng tạo ra cho các pod treo dưới cánh máy bay càng lớn. Điều tương tự cũng xảy ra nếu động cơ mới mạnh hơn đáng kể so với động cơ cũ.

Điều mà Không quân Mỹ mong muốn là một loại động cơ không gây áp lực quá mức cho khung máy bay nhưng mang lại độ tin cậy lớn và cho phép tiết kiệm nhiên liệu.

Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc bỗng đảo ngược tình thế: Đe dọa được cả dàn pháo đài bay B-52 - Ảnh 1.
Mỹ đang muốn tái trang bị động cơ cho các máy bay ném bom B-52. Ảnh: Air Force Magazine

Không quân Mỹ đón nhận “cơn đau đầu” mới

Hiện Không quân Mỹ có 4 lựa chọn: Mẫu PW800 của Pratt, GE +3.4% CF34 của General Electric (GE), động cơ dòng Passport của GE và động cơ Rolls Royce BR725. Quyết định sẽ được đưa ra vào cuối năm nay trong một cuộc cạnh tranh được gọi là Chương trình thay thé động cơ thương mại (CERP).

Tuy nhiên, quyết định trừng phạt COMAC của chính phủ Mỹ đã làm tăng thêm một vấn đề nữa cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn của Không quân Mỹ, bởi giờ đây một nguy cơ được đặt ra là, quân đội Trung Quốc có lẽ đã có hiểu biết sâu sắc về một trong những sản phẩm của GE.

Với quá nhiều câu hỏi cần phải cân nhắc khi lựa chọn động cơ mới cho B-52, đây là một “cơn đau đầu” mới mà Không quân Mỹ không hề muốn đón nhận.

Trước đó, Tổng thống Biden đã phát đi tín hiệu rằng ông có thể sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt mà chính quyền cựu Tổng thống Trump áp đặt đối với các công ty thương mại Trung Quốc. Nguy cơ các công ty như trên chia sẻ công nghệ của nước ngoài với PLA là lo ngại lớn với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Ngoài ra, các cuộc xâm nhập mạng gần đây của Nga và Trung Quốc đã cho thấy lực lượng tin tặc tinh vi có thể gây ra cho Mỹ những vấn đề mà ngay cả các chuyên gia cũng không lường trước được.

Do đó, theo giới phân tích, ngoài giá cả và hiệu suất, Không quân Mỹ cần xem xét những nguy cơ về an ninh khi sử dụng loại động cơ từng được cung cấp cho Trung Quốc. Các vấn đề tương tự có thể sẽ gia tăng trong tương lai khi lực lượng Mỹ tìm tới các nhà cung cấp thương mại nhiều hơn, hoặc phụ thuộc vào những nguồn bên ngoài để có được các công nghệ quan trọng.

QS

Bài mới
Đọc nhiều