+
Aa
-
like
comment

Bí mật về chiếc xe tăng bay bất tử của không quân Liên Xô

07/06/2021 05:26

Chiếc cường kích Il-2 của Liên Xô với lớp giáp dày và thiết kế đuôi đặc biệt, khiến nó gần như bất tử trước hỏa lực của máy bày và các loại pháo phòng không trong Thế chiến 2.

Ngay từ đầu những năm 1930, các cường quốc quân sự đã tập trung nghiên cứu, phát triển các mẫu máy bay cường kích nhằm giành ưu thế lớn trên chiến trường. Liên Xô được đánh giá là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, với một mẫu máy bay vô cùng hiệu quả là Ilyushin Il-2 Shturmovik.

Máy bay có sải cánh 14,6 m, trọng lượng rỗng hơn 4 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 6,2 tấn, sử dụng động cơ Mikulin AM-38, 1680 mã lực. Một trong những vũ khí khí ban đầu của Il-2 là súng máy MP-6, sau đó chuyển sang pháo VYa 23 mm.

Theo các tài liệu của Hồng quân Liên Xô, cường kích cơ Il-2 là chiếc máy bay có vai trò quyết định nhất trong lịch sử chiến tranh trên bộ hiện đại. Il-2 có thể bay cả ngày lẫn đêm, có khả năng phá hủy lớp vỏ giáp dày trên các loại xe tăng Panther và Tiger I của phát xít Đức, bắn hạ cả những chiếc chiến đấu cơ Bf 109 của Đức.

Trong trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử Vòng cung Kursk ngày 7/7 /1943, 70 chiếc xe tăng Đức thuộc Sư đoàn Panzer số 9, đã bị những chiếc Il-2 tiêu diệt chỉ trong 20 phút.

Theo các chuyên gia quân sự của Aviations militaires, bên cạnh khả năng tấn công, Il-2 còn có năng lực tự phòng thủ, bảo vệ cực tốt trước các loại đạn pháo phòng không của đối phương, khiến nó trở thành mẫu cường kích tốt nhất thế giới xét về hiệu quả và giá thành sản xuất.

Lớp giáp bọc kín động cơ cùng buồng lái của Il-2 dày 5-12 mm, có khả năng chống lại các loại đạn nhỏ và những vết bắn sượt của đạn pháo cỡ lớn tầm 20 mm. Nhờ lớp giáp bảo vệ chắc chắn, một chiếc Il-2 có thể chịu được nhiều phát đạn và là một mục tiêu khó chịu, đối với cả hỏa lực mặt đất và trên không của phát xít Đức.

Tuy nhiên, lớp giáp dày này chỉ chiếm 25% thân trên của máy bay, các bộ phận khác như cánh, cánh lái ở đuôi và phần thân sau được thiết kế khá mỏng để giảm bớt trọng lượng và tạo độ cơ động cho máy bay.

Điều này đã khiến Liên Xô chịu nhiều thiệt hại về người, trong thời gian đầu khi các chiến đấu cơ Đức tập trung hỏa lực về phần đuôi, để giết hại pháo thủ của Il-2. Theo các báo cáo chính thức, các pháo thủ phía sau không được bảo vệ bởi lớp giáp và phải chịu tỷ lệ thương vong cao gấp bốn lần phi công ngồi phía trước máy bay.

Vì vậy các kỹ sư Liên Xô đã quyết định, chế tạo một lớp vỏ bằng chất liệu tổng hợp đặc biệt, để bảo vệ phần đuôi của Il-2. Lớp vỏ này đã giảm tối đa khả năng xuyên thủng của các loại đạn pháo phòng không và chiến đấu cơ Đức.

Khi va chạm với lớp vỏ tổng hợp, tất cả các loại đạn đều nổ và làm lớp vỏ vỡ ra, khiến lính Đức tin rằng đã bắn thủng được máy bay. Tuy nhiên lớp vỏ thép bên trong của Il-2 vẫn còn nguyên, khiến nó hoàn toàn có khả năng tiếp tục chiến đấu và quay về căn cứ.

Điều này đã khiến không quân phát xít Đức vô cùng ngạc nhiên, thậm chí đã có những luồng dư luận cho rằng, cường kích Il-2 của Liên Xô được thiết kế với khả năng tự chữa lành vết thương. Bởi rõ ràng họ tận mắt chứng kiến đã bắn thủng máy bay, nhưng ngay lập tức lỗ thủng lại liền lại.

Thực tế sử dụng trên chiến trường đã chứng tỏ rằng, lớp vỏ đặc biệt đó đã mang lại cho Il-2 một sức sống dẻo dai. Đã có hàng trăm chiếc Il-2 trở về sân bay, với với hàng chục vết đạn chi chít trên khoang bọc thép, cánh và đuôi.

Tuy nhiên nhờ lớp vỏ được thiết kế rời và nhẹ, chỉ trong một đêm, những người thợ máy của Liên Xô có thể khẩn trương chữa lành mọi vết thương và sáng mai, các chiến đấu cơ lại lên đường làm nhiệm vụ như thể “khoác lên mình một bộ quần áo hoàn toàn mới”.

Cùng với mẫu máy bay thế hệ tiếp theo là Ilyushin Il-10, tổng cộng có 36.183 chiếc cường kích loại này đã được chế tạo, khiến cường kích Il trở thành mẫu thiết kế máy bay quân sự được chế tạo với số lượng lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới.

Thái Hoà

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều