+
Aa
-
like
comment

Bí mật giống ngựa chiến lừng danh được trang bị cho Trung đoàn Kị binh của Việt Nam

Anh Đào - 23/01/2020 07:00

Ngày 22/1, đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 105 con ngựa từ Mông Cổ để phục vụ cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh hoạt động trong năm nay.

105 con ngựa có nguồn gốc từ Mông Cổ được Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động tiếp nhận và giới thiệu Thủ tướng trong ngày 21/1.

Phần lớn số ngựa vẫn đang được thuần dưỡng ở Thái Nguyên với sự huấn luyện của chuyên gia Mông Cổ. Một số con được thuần dưỡng đã diễu hành biểu diễn trong buổi thăm và kiểm tra của Thủ tướng hôm 21/1 tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, thượng tá Cường cho hay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi thị sát, kiểm tra Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, hôm 21/1.

Trước đó, đầu tháng 11/2019, Bộ Công an lấy ý kiến về Dự thảo báo cáo tác động chính sách trong dự án Luật Cảnh sát cơ động thay thế cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động hiện nay, trong đó có nội dung về việc tăng thêm một số tổ chức mới như: Thành lập Trung đoàn Không quân Công an nhân dân, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kị binh.

Cảnh sát cưỡi ngựa diễu hành, biểu diễn hôm 21/1 tại Bộ Tư Lệnh Cảnh sát cơ động.

Theo tìm hiểu, ngựa Mông Cổ là giống ngựa bản địa của Mông Cổ, đây là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII. Giống ngựa này hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Ngựa Mông Cổ là giống ngựa rất giỏi chịu đựng và dai sức, tuy chỉ cao từ 130 đến 140 cm nhưng lại dễ nuôi, chỉ thuần cỏ không cũng đủ và vì thế rất ít tốn kém. Ngựa Mông Cổ có vai trò to lớn trong nền văn hóa Mông Cổ.

Ngựa Mông Cổ có tầm vóc cỡ trung bình, thậm chí là có tầm thấp, chúng chỉ cao khoảng 1,4m, toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Chúng có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít. Giống ngựa này có tốc độ chạy khá nhanh từ 30–45 km/h, tốc độ đối đa 40 km/h đặc biệt, giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là thiên lý mã.Đặc biệt khi phi nước đại, chúng luôn nhoài đầu về phía trước cho nên người cưỡi ngựa rất thuận lợi cho việc sử dụng cung tên mà không lo vướng víu.

Tuy vóc dáng có phần nhỏ bé nhưng sự bền bỉ của những chú ngựa Mông Cổ thì rất đáng kinh ngạc

Đa phần những giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới. Ngựa Mông Cổ lại dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cũng sống được. Ở Mông Cổ, Chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt những con ngựa sống ngoài trời quanh năm ở 30°C vào mùa hè xuống đến -40°C vào mùa đông. Những con ngựa Mông Cổ còn có khả năng biết cào tuyết tìm thức ăn do đó trong lịch sử chúng có thể rong ruổi từ đông sang tây theo những cánh quân Mông Cổ chinh phạt thế giới ở cả những vùng giá lạnh, chúng không hề kén thức ăn như các giống ngựa khác. Trước đây, ngựa đực đều bị thiến để khi hành quân không nổi cơn bất tử khi thấy ngựa cái và chỉ những con đực khỏe mạnh nhất mới được giữ lại làm giống.

Ngựa Mông Cổ thì nhỏ gọn, tính chiến đấu cao, có khả năng tự tìm nguồn nước, thức ăn và sống rất khỏe trong mọi điều kiện thời tiết. Là giống ngựa vùng thảo nguyên, tầm vóc không lớn nhưng có sức chịu đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khô hạn của thảo nguyên. Ngựa Mông Cổ là giống ngựa kiêm dụng vừa làm việc vừa khai thác sữa phục vụ cho con người. Nếu ngựa cái được chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể đạt 1lít sữa/con/ngày. Ngựa có kích thước như sau (ngựa cái): Cao vây: 126,9 cm Vòng ngực: 154,2 cm Dài thân chéo: 134,2 cm Vòng ống: 16,8 cm 1.4. M. Ngựa Mông Cổ được huấn luyện sao cho kỵ sĩ có thể bắn cung đủ mọi hướng trong khi chạy nhanh và sao cho thật ổn định khiến cho xạ thủ không bị trở ngại.

Hình ảnh một chiến binh Mông Cổ trên lưng ngựa

Một ưu điểm của tư thế đó là khi chạy nhanh con ngựa bao giờ cũng nhoài đầu về trước khiến cho cung thủ không bị vướng víu, có thể quay ngang quay dọc, trái phải một cách tự do. Ngựa phải được hoàn toàn tự do, không yên cương, không ràng mõm, không chở đồ nặng và chỉ được thắng giàm vào giờ phút cuối cùng trước khi xung trận. Khi hành quân, nếu cần có thể rạch một mạch máu ngay trên cổ con ngựa đang cưỡi để hút máu. Những con ngựa đó được các chiến sĩ nuôi dưỡng trực tiếp từ khi còn nhỏ, ngoan ngoãn và thân cận. Họ có thể ngồi liên tiếp trên lưng ngựa mười ngày liền, ăn ngủ trên đó. Nếu cần họ cắt thịt để dưới yên để cho thịt được “dần” mềm rồi ăn sống.

Mỗi chiến sĩ thường mang theo một đàn (có khi đến 18 con) để thay đổi khi cần nên tốc độ di chuyển của họ rất nhanh khiến cho nhiều nơi thấy họ ào ào kéo tới tưởng như thiên binh thần tướng trên trời đổ xuống. Ngựa Mông Cổ lại dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cũng sống được nên vấn đề binh lương tiếp liệu giảm thiểu hẳn. Chiến sĩ Mông Cổ nếu cần có thể uống máu, ăn thịt tọa kỵ của mình nên quân đội không phải cồng kềnh những binh đội phụ thuộc, hoàn toàn có thể tập trung để chiến đấu trong khi quân đội những nơi khác chỉ sử dụng thực sự vào khoảng 1/3 nhân lực. Lúc lâm trận, mỗi kỵ binh Mông Cổ có thể sử dụng cả đôi ngựa và chiến đấu rất xuất sắc.

Những chú ngựa Mông Cổ đã được sử dụng trong lực lượng cảnh sát của nhiều quốc gia

Ngựa Mông Cổ được huấn luyện để dùng cho việc săn bắn, vận chuyển và đặc biệt là dùng trong chiến tranh. Ngựa Mông Cổ gắn liền với sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới đó là sự hình thành và bành trướng của Đế chế Mông Cổ trên toàn thế giới thời đó. Thuật ngữ vó ngựa Mông Cổ gây khiếp đảm cho những giống dân bản xứ nhất là ở châu Âu với câu nói Vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì ở đó cỏ không mọc được.

Đây có lẽ là những lý do cho việc sử dụng giống ngựa Mông Cổ lừng danh trang bị cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kị binh, với những đặc điểm thích hợp cùng việc thuần dưỡng với chi phí thấp. Phần lớn số ngựa vẫn đang được thuần dưỡng ở Thái Nguyên với sự huấn luyện của chuyên gia Mông Cổ. Một số con được thuần dưỡng đã diễu hành biểu diễn trong buổi thăm và kiểm tra của Thủ tướng hôm 21/1 tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Dự kiến, số ngựa sau khi được thuần dưỡng sẽ phục vụ tuần tra, phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đảm bảo an ninh trật tự; đồng thời phục vụ các nghi lễ, nghi thức.

Anh Đào

Bài mới
Đọc nhiều