+
Aa
-
like
comment

Bệnh nhân 28 tuổi ở Quảng Nam diễn biến rất xấu, có thể sẽ được thay huyết tương

24/08/2020 14:18

Bệnh nhân 996 ở Quảng Nam có tiền sử ung thư tủy bào. Hiện kết quả xét nghiệm miễn dịch của trường hợp này rất xấu.

Bệnh nhân 28 tuổi ở Quảng Nam diễn biến rất xấu, có thể sẽ được thay huyết tương

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, tính tới sáng 24/8, Việt Nam có 414 bệnh nhân đang chữa Covid-19 tại các trung tâm y tế. Trong đó, 19 trường hợp lâm sàng nặng, chiếm (4,6%), 6 bệnh nhân phải thở máy xâm nhập, 2 trường hợp chạy phổi nhân tạo (ECMO).

Hầu hết bệnh nhân nặng này đều là người lây nhiễm trong cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.

Đặc biệt, bệnh nhân 996 (nam, 28 tuổi, ở thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị ung thư tủy bào, kết quả xét nghiệm miễn dịch rất xấu. Nam bệnh nhân này có tiền sử bệnh bạch cầu cấp.

Bệnh nhân 28 tuổi ở Quảng Nam diễn biến rất xấu, có thể sẽ được thay huyết tương - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Bệnh nhân được Bộ Y tế công bố vào 18h ngày 20/8. Trước khi phát hiện mắc Covid-19, nam bệnh nhân từng có 4 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào các ngày 29/7, 1/8, 2/8 và 3/8.

Với tình trạng của BN996, các bác sĩ đang hội chẩn truyền Interferon hoặc thay huyết tương của người nhiễm đã có kháng thể.

Nói về thay huyết tương cho bệnh nhân, GS Nguyễn Gia Bình – tổ trưởng Tổ điều trị Bệnh nhân Covid-19 nặng cho biết, bệnh nhân này tình trạng khá nặng và đây được xem là tia hi vọng cuối cùng của bệnh nhân nên có thể phía bệnh viện sẽ tiến hành truyền huyết tương cho bệnh nhân này.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra việc truyền huyết tương có hiệu quả trong 3,4 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh vì khi đó cơ thể chưa bị các biến chứng khác, nhiễm trùng khác đi cùng.

GS Bình cho biết, hiện nay các bệnh nhân nặng đều là người có tiền sử các bệnh mãn tính khác. Có bệnh nhân đã âm tính với Covid-19 nhưng lại vẫn còn nhiều bệnh lý khác như suy thận, nhiễm trùng đa kháng, cho nên việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Trên thế giới đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị Covid-19. Các thử nghiệm lâm sàng ban đầu có hiệu quả hơn nhưng sau đó lại cho kết quả “điều trị như không điều trị”. GS Bình chia sẻ với bệnh nhân nặng thì sẽ cố hết sức đưa ra các biện pháp điều trị can thiệp tốt nhất cho người bệnh.

Việc truyền huyết tương cũng không dễ vì tìm người hiến và xem đánh giá kháng thể của người bệnh có mạnh không mới được sử dụng chứ không phải bất cứ bệnh nhân Covid-19 nào khỏi bệnh cũng có thể lấy huyết tương và truyền cho người bệnh nặng được.

Trước đó, đề tài “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã hồi phục” đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Bài mới
Đọc nhiều