+
Aa
-
like
comment

Bé gái 13 tuổi mất tích ở Phú Yên với lời kêu cứu qua điện thoại

20/06/2020 16:08

Theo Ngân hàng Nhà nước, sau ba tháng triển khai gói tín dụng một trăm hai mươi nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đến nay gói này mới giải ngân được khoảng 95 tỉ đồng và cam kết cho vay 950 tỉ đồng và mới có 23 dự án đủ điều kiện vay. Vì sao lại có sự chậm trễ này, trong khi nhu cầu nhà ở của người lao động vẫn rất cao?

Từ đầu tháng Tư, Chính phủ đã triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cho vay chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn từ 1,5 – 2% lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, nguồn tín dụng này được ban hành không có mục đích “giải cứu” thị trường bất động sản, thay vào đó là để đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.

Tuy nhiên, sau nhiều lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tỷ lệ giải ngân vẫn còn chậm. Hiện nay mới có 23 dự án đủ điều kiện vay, 23 dự án có tổng vốn đầu tư là hơn 31.300 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vay vốn của các dự án này là hơn 12.300 tỷ đồng.

Phân tích về nguyên nhân khiến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn chưa giải ngân được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạo, thời gian kéo dài; thủ tục điều kiện để được mua nhà ở xã hội…

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc giải ngân cho vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản của các ngân hàng vẫn thấp. Nguyên nhân do Bộ Xây dựng giao cho UBND các tỉnh là phê duyệt các danh mục dự án đủ điều kiện để cho vay. Hiện một số địa phương cũng đã phê duyệt danh sách và gửi cho Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, qua rà soát những dự án này đều chưa đạt được cơ sở về pháp lý để có thể giải ngân cho vay.

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Theo ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH Lê Thành, lãi suất cho vay ưu đãi (8,7%/năm đối với chủ đầu tư là và 8,2%/năm đối với người mua nhà) áp dụng đến hết ngày 30/6/2023, sau đó sẽ được điều chỉnh (thấp hơn 1,5 – 2% so với lãi suất cho vay bình quân trung và dài hạn của 4 ngân hàng thương mại nhà nước) là lãi suất cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận. Trong khi đó cơ hội tiếp cận mức lãi suất ưu đãi cũng phải mất đến 12 tháng mới duyệt xong pháp lý, tức là phải đến năm 2024 mới có dự án nhà đủ tiêu chuẩn để được vay và bước vào quá trình xây dựng.

Còn ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho biết mức lãi suất hiện tại, các doang nghiệp phát triển nhà ở xã hội cũng chưa mấy mặn mà. Lý do là vì mỗi dự án cần khoảng 5 năm để hoàn thành, lợi nhuận thu về chỉ ở mức 10% trong khi lãi suất vay ngân hàng đã hơn 8%/năm thì doanh nghiệp rất khó làm.

Có thể thấy dòng vốn đã sẵn sàng nhưng làm sao để hấp dẫn doanh nghiệp hưởng ứng việc xây nhà vẫn là một bài toán không dễ và chỉ riêng nỗ lực của ngành ngân hàng là chưa đủ. Vì vậy các bộ, ngành cần rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, trình tự, thủ tục trong đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tăng nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thực của người có thu nhập thấp.

Trước mắt, các địa phương cần đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương báo cáo định kỳ hằng tháng về tiến độ triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Có thể nói, gói tín dụng 120.000 tỷ được xem là “phao cứu sinh” để thực hiện Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên, đề án chỉ có ý nghĩa thực sự khi người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được gói tín dụng này.

Diệu Hương

Bài mới
Đọc nhiều