BBC Tiếng Việt và FireEye tiếp tục vu khống Việt Nam mặc dù không có chứng cứ
Ngày 5/5 mới đây, BBC Tiếng Việt đăng tải bài viết có tiêu đề “FireEye: ‘Tin tặc VN tấn công chính phủ TQ để lấy thông tin có lợi cho VN'” mục đích vu khống Việt Nam. Bằng việc phỏng vấn ông Ben Read là một trong những người báo cáo về hoạt động mới nhất của nhóm tin tặc APT32, tiếp tục vu cáo rằng nhóm này là tin tặc Việt Nam đã nhắm vào chính phủ Trung Quốc để lấy thông tin liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên khi trả lời về bằng chứng chứng minh tin tặc Việt Nam tấn công chính phủ Trung Quốc để lấy thông tin có lợi cho VIệt Nam thì ông lại trả lời rằng: “Tôi không có dữ liệu cụ thể về việc cơ quan bộ nào phụ trách việc lấy cắp thông tin. Nhưng theo sự đánh giá của chúng tôi, các thông tin mà nhóm này thu thập có thể được chính phủ Việt Nam sử dụng”
Trước đó, dẫn tin của công ty FireEye, chuyên về an ninh mạng tại Mỹ, Reuters cho biết điều tra viên tại FireEye vô cớ tuyên bố nhóm APT32, mà họ vu khống rằng thuộc Việt Nam, đã xâm nhập và đánh cắp thông tin dịch bệnh Covid-19 của Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp của Trung Quốc từ sớm. Vì thế nên Việt Nam mới có thể đi tắt đón đầu, dập được dịch một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Tuy nhiên đây là thông tin không hề chính xác và trang thông tin của Trung Quốc đã khẳng định điều đó.
Tuy nhiên, mới đây trong bài đăng tải mới nhất của BBC Tiếng Việt ngày 5/5 đã trích dẫn những lời trao đổi với ông Ben Read, là một trong những người báo cáo về hoạt động mới nhất của nhóm tin tặc APT32 để tấn công mạng, lan truyền virut nhằm lấy cắp dữ liệu của các Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế. Đây là sự tung hứng không hề đơn thuần hay sự sắp đặt có chủ ý?
Vu Khống nhưng lại “không có bằng chứng”?
Trong bài viết của BBC có trích lời phỏng vấn của ông Ben Read, mặc dù mọi lời nói của ông đều tỏ rõ ý vu khống Việt Nam nhưng khi hỏi đến bằng chứng thì ông lại trả lời rằng
“Chúng tôi không có bằng chứng về việc đó,” ông nói. “Nhưng có vài điều cần lưu ý ở đây. Loại thông tin mà nhóm theo đuổi không phải là thông tin dễ kiếm tiền. Nó không có giá trị thương mại. Đó không phải là số thẻ tín dụng. Khi họ đột nhập, họ đã không tìm tài khoản ngân hàng.”
Chuyên gia Ben Read cho biết APT32 chỉ nhằm vào các các thông tin khác mà các tổ chức này có và “mục tiêu mà họ tấn công phù hợp với những điều mà chính phủ Việt Nam quan tâm”.
Vậy là, chỉ vì những thông tin bị lấy cắp phù hợp với những điều mà chính phủ Việt Nam quan tâm mà FireEye đã cáo buộc Việt Nam, cáo buộc chính phủ Việt Nam? Những cáo buộc vô căn cứ được đưa ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ Việt Nam. Vì rõ ràng, hành động “ăn cắp” thông tin, dữ liệu trên mạng là điều không quốc gia nào chấp nhận.
Những lời cáo buộc của FireEye và BBC Tiếng Việt có khách quan hay không?
Xin trả lời là không. Những thông tin này được đưa ra rõ ràng không phải xuất phát từ mục đích đẩy mạnh việc bảo vệ an ninh mạng trên toàn cầu. Ẩn sau đó là những sự tính toán hết sức cẩn thận.
Bởi gần đây, trang Ximinm Weekly đã chính thức tuyên bố rằng Trung Quốc chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận việc những hồ sơ mật về dịch bệnh của nước này bị tin tặc tấn công. Hơn nữa Ximinm còn cho rằng FireEye chính là tay sai của CIA, cố tình tung ra thông tin trên nhằm hạ bệ một lúc cả Trung Quốc và Việt Nam.
Tờ Ximinm cho rằng hành động này của FireEye chính là âm mưu tuyệt vời giúp Mỹ tẩy trắng được thất bại nặng nề trước việc Mỹ vỡ trận hoàn toàn bởi Covid-19. Hành động này vừa có thể khiến cả thế giới chỉ trích Trung Quốc, đồng thời phủ nhận những thành quả mà Việt Nam cố gắng trong cuộc chiến với Covid-19.
Thật nực cười là chính FireEye 5 năm trước đã khẳng định rằng nhóm tin tặc APT30 tấn công nhằm vào cơ quan chính phủ, báo chí và các tổ chức kinh tế tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam suốt 10 năm qua để đánh cắp thông kinh tế, chính trị, quân sự, tranh chấp lãnh thổ… FireEye phỏng đoán nhóm tin tặc này xuất phát từ Trung Quốc và được một chính phủ tài trợ.
Đặc biệt, FireEye thời gian qua luôn tìm cách xâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhưng chưa thành công. Trong khi đó, gần đây Việt Nam và Trung Quốc đang có những căng thẳng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Chính vì vậy nên việc vu khống Việt Nam đứng sau APT32 và các cuộc tấn công vào hệ thống thông tin của Trung Quốc cũng là một cách để lấy lòng Trung Quốc.
Những thông tin vu cáo Việt Nam đứng sau APT32 và thực hiện các hành vi lấy cắp dữ liệu thể hiện sự mưu mô, gian xảo của những kẻ giật dây phía sau. Họ đang biến Việt Nam trở thành một “kẻ cắp” và làm xấu đi các mối quan hệ của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Hơn hết sự vu cáo không có bằng chứng này chính là cho thế giới thấy rằng Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây vì thông tin chậm trễ mới xảy ra cớ sự ngày hôm nay. Nếu từ đầu, nguồn tin dịch bệnh do Trung Quốc đưa ra là chuẩn xác thì Mỹ đã có thể có biện pháp ngăn chặn từ sớm như Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành động phạm pháp trên không gian mạng và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để ngăn chặn tình trạng đe doạ an ninh mạng. Vậy nhưng lưỡi không xương trăm đường lắt léo, không ít thế lực bên ngoài vẫn luôn tìm cách tấn công, hạ bệ uy tín, hình ảnh của Việt Nam; sẵn sàng sử dụng Việt Nam như “đá kê chân” để đạt được mục đích.
Một Việt Nam phi thường chống dịch khiến cả thế giới phải “ngả mũ” thì việc gì phải sợ những vu cáo không có cơ sở như thế. Đất nước Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức để tìm ra tin tặc tấn công.
Quỳnh Quỳnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả