+
Aa
-
like
comment

Bất ngờ xuất hiện Cảng quân sự khổng lồ trên đất Campuchia

Hải Yến - 04/12/2019 16:11

Tỉnh Koh Kong thuộc vùng nông thôn phía Tây Nam Campuchia vốn không được biết đến, nhưng thời gian gần đây thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế. Tại vị trí này, một dự án sân bay quân sự quy mô lớn và một cảng nước sâu được “dựng lên” trong thời gian ngắn. Cảng quân sự “khổng lồ” này ra đời tại Campuchia, ai là người đứng sau?

Đường băng 3.200 mét đủ dài để các máy bay hành khách cỡ lớn như Airbus A380 cất và hạ cánh. Nó còn dài hơn cả đường băng 3.000 mét ở sân bay quốc tế Phnom Penh hay sân bay Siem Reap (2.500 mét).
Đường băng 3.200 mét đủ dài để các máy bay hành khách cỡ lớn như Airbus A380 cất và hạ cánh. Nó còn dài hơn cả đường băng 3.000 mét ở sân bay quốc tế Phnom Penh hay sân bay Siem Reap (2.500 mét).

Thủ tướng Campuchia Hun Sen luôn nói rằng “việc cho phép một căn cứ quân sự nước ngoài ở Campuchia là vi hiến”. Tuy nhiên, hoàn toàn có cơ sở cho thấy, Campuchia cho tập đoàn UDG của Trung Quốc thuê 45 nghìn hectare đất trên đảo Koh Kong tới năm 2108, theo thoả thuận 99 năm. Tại đây, UDG cho xây đường băng dài 3,4 km, dài hơn sân bay quốc tế ở Phnom Penh và hơn hẳn đường băng dân sự chỉ cần tối đa 2,8 km. Về lý thuyết, đường băng khổng lồ này là để phục vụ một casino “vắng tanh vắng ngắt” trên hòn đảo nghỉ dưỡng.

Nhưng đáng chú ý ở điểm, dù là công ty tư nhân, UDG (Union Development Group) từng có vinh dự đón nhiều lãnh đạo Trung Quốc đến “thăm”, điển hình là ông Vương Khâm Mẫn, đến tận nơi thăm dự án Koh Kong. Như vậy, nơi đây có đơn thuần là xây sân bay để đón khách du lịch?

Một tấm biển hiệu chỉ đường tới sân bay có 3 loại ngôn ngữ, bao gồm tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Một tấm biển hiệu chỉ đường tới sân bay có 3 loại ngôn ngữ, bao gồm tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Giới chức Mỹ cho rằng, sân bay này được xây dựng vì mục đích quân sự. Phân tích gia Malcolm Davis từ Viện Chính sách Chiến lược Australia cũng khẳng định: “Camphuchia thỏa thuận cho phép Trung Quốc sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream. Đáng chú ý là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam – Campuchia có 100km”.

Paul Chambers, nhà phân tích thuộc Đại học Naresuan, Thái Lan nói rằng: “Các quan chức cấp cao ở Campuchia thừa nhận Thủ tướng Hun Sen đang xem xét phê duyệt một căn cứ hải quân Trung Quốc trong khu vực”. Không có lửa sẽ không có khói. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Trung Quốc xây dựng “siêu sân bay”, cảng nước sâu để đón tàu thuyền cập bến ở tỉnh nghèo Campuchia để làm gì?

Thấy gì từ vị trí Campuchia cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự, sân bay khổng lồ và cảng nước sâu?
Thấy gì từ vị trí Campuchia cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự, sân bay khổng lồ và cảng nước sâu?

Theo hình ảnh vệ tinh và bản đồ đường hàng hải, nếu quả thực Trung Quốc được Campuchia trao quyền sử dụng căn cứ hải quân tại đây, thì tàu chiến Trung Quốc có thể dễ dàng từ khu vực này đi lên hướng đông bắc để “hỗ trợ” cho các hoạt động khác của Trung Quốc (bao gồm cả việc gây hấn, xâm phạm) trên biển Đông.

Việc xuất hiện một căn cứ quân sự nước ngoài tại khu vực “tâm ASEAN” sẽ là hết sức nguy hại cho cộng đồng các quốc gia tại đây. Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ quan điểm: “Chúng tôi lo ngại về bất kỳ hành động cho lực lượng nước ngoài nào hiện diện tại Campuchia, làm xáo trộn hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á”.

101

Cũng cần phải nói thêm, không chỉ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm để mở sân bay, cảng nước sâu, thông tin chính thống từ Campuchia còn cho biết, nước này còn “mua” nhiều vũ khí Trung Quốc. Chỉ trong năm 2019, Campuchia đã chi 40 triệu USD mua thêm mua hàng chục ngàn vũ khí từ Trung Quốc. Các hợp đồng trước đó đạt con số 290 triệu USD, cho phép Campuchia dùng vũ khi Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội. Câu hỏi đặt ra là, Campuchia có thật sự là chi tiền để mua vũ khí từ Trung Quốc hay lời nói của ông Hun Sen chỉ là nói cho xuôi tai – thật sự đằng sau đó, Campuchia đang “vận chuyển vũ khí” giúp Trung Quốc một cách hợp pháp, để Trung Quốc đặt vào căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đất Campuchia?

Việc Trung Quốc núp bóng đằng sau doanh nghiệp để tìm cách đến các điểm có vị trí chiến lược để thuê đất là thủ đoạn quá quen thuộc của đất nước này. Sự việc đã và đang diễn ra tại Srilanka là bài học cảnh giác, xác thực và “sống động” dành cho chính quyền Campuchia.

Trong Sách trắng Quốc phòng Trung quốc 2019 (gọi tắt là Sách trắng) công bố hôm 25-7-2019, có một đoạn mang tiêu đề: “Tình hình an ninh châu Á – Thái Bình Dương nói chung vẫn ổn định”. Và hành động xây sân bay khổng lồ, cảng nước sâu trên đất nước Campuchia của Trung Quốc là thể hiện cho cái mà Trung Quốc gọi là sự “ổn định”? Ai cũng đã quá rõ về sự nói ngược quá quen thuộc của Trung Quốc.

Hải Yến

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều