+
Aa
-
like
comment

Bất ngờ với tuyên bố: “Tàu Trung Quốc xuất hiện đến đâu sẽ bị ‘tiêu diệt’ đến đó!”

Bảo Trâm - 06/12/2021 10:01

Trang ANI của Ấn Độ vừa đăng tải bài viết nói về tuyên bố của Cựu Chuẩn Đô đốc Hải quân Ấn Độ Raja Menon, đối với hoạt động hàng hải của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. 

“Tàu Trung Quốc xuất hiện đến đâu sẽ bị ‘tiêu diệt’ đến đó”, ông Raja Menon nói với trang ANI.

Theo ông Raja Menon, với sức mạnh hải quân đang ngày càng gia tăng và hoàn thiện, Ấn Độ sẽ giành được lợi thế trước Trung Quốc trong các hoạt động trên Ấn Độ Dương.

Được biết, hải quân Ấn Độ sở hữu một tàu sân bay, 11 tàu khu trục, 13 tàu hộ vệ tên lửa, 14 tàu ngầm phi hạt nhân, 2 tàu ngầm hạt nhân cùng nhiều tàu chiến khác với sức mạnh hàng đầu châu Á.

Còn Trung Quốc lại có một điểm yếu chí mạng là sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và xuất khẩu hàng hóa trên các tuyến đường Ấn Độ Dương, theo ANI.

Thế nhưng, lực lượng hải quân của Trung Quốc lại đang bị “trói chặt” ở Biển Đông bởi sự hiện diện áp đảo của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và sắp tới là các tàu ngầm hạt nhân của Australia.

Theo ANI phân tích, thế trận bị bó buộc này khiến rất ít tàu hộ tống của Hải quân Trung Quốc có thể được triển khai để bảo vệ các tuyến đường biển của họ ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, Ấn Độ có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi ở Ấn Độ Dương, trong khi Trung Quốc gặp bất lợi lớn trước những rào cản ở Eo biển Malacca.

Cựu Chuẩn Đô đốc Hải quân Ấn Độ Raja Menon cho rằng càng nhiều tàu được Bắc Kinh điều đến can thiệp, thì thương vong của họ càng gia tăng.

Cựu Chuẩn Đô đốc Hải quân Ấn Độ Raja Menon

Theo ông Menon, Ấn Độ hiện nay đã xây dựng được một chiến lược hiệp đồng ba quân chủng thực sự uy lực để chống lại tham vọng bá chủ hung hăng của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của một đối thủ cạnh tranh ở châu Á.

Với việc sử dụng căn cứ không quân Car-Nicobar, Eo biển Malacca có thể trở thành một vùng chiến trường thực sự do Ấn Độ thống trị.

Nói về sức mạnh Hải quân của Ấn Độ, đây là 1 trong 2 quốc gia duy nhất ở châu Á vận hành tàu sân bay. INS Vikramaditya được thiết kế lại từ nguyên bản là tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov của Nga. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 2014 trong một hợp đồng mua sắm và tân trang gây nhiều tranh cãi. Tàu sân bay này với nòng cốt là tiêm kích MiG-29K được đánh giá có năng lực chiến đấu vượt trội hơn so với Liêu Ninh của Trung Quốc.

Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ là tàu khu trục lớp Kolkata do công nghiệp đóng tàu Ấn Độ chế tạo

Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ là tàu khu trục lớp Kolkata do công nghiệp đóng tàu Ấn Độ chế tạo. Kolkata có lượng choán nước 7.400 tấn. Tàu được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, đặc biệt lớp chiến hạm này mang theo tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới là BrahMos. Hiện tại, Ấn Độ có 3 tàu khu trục này đang hoạt động.

Chiến hạm uy lực khác của Ấn Độ là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Delhi

Ngoài ra, chiến hạm uy lực khác của Ấn Độ là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Delhi. Tàu có lượng choán nước 6.200 tấn. Nó từng là chiến hạm lớn nhất của Ấn Độ cho đến khi Kolkata đi vào vận hành. Delhi được trang bị 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, 16 tên lửa đối không Barak-1, 2 hệ thống phóng tên lửa đối không Shtil với 48 tên lửa, 2 hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, pháo 100 mm, ngư lôi chống ngầm.

Không những thế, Ấn Độ còn có Shivalik là lớp tàu hộ vệ tàng hình, tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ từ tàu hộ vệ lớp Krivak III của Nga, 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Brahmaputra, 9 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Sindhughosh… với sức mạnh vô cùng kinh khủng.

Bảo Trâm (Theo ANI)

Bài mới
Đọc nhiều