+
Aa
-
like
comment

Bất động sản sinh thái phía Đông Sài gòn, sân chơi mới của giới đầu tư

18/08/2020 05:29

Dòng tiền đầu tư bất động sản TP.HCM đang có xu hướng dịch chuyển từ khu vực trung tâm ra vùng vệ tinh, trong đó bất động sản (BĐS) sinh thái phía Đông đang là “đích ngắm” của giới đầu tư.

Xu hướng dịch chuyển dòng tiền của giới đầu tư địa ốc tại TP.HCM diễn ra mạnh mẽ kể từ đầu 2019 khi phân khúc đất nền bắt đầu hạ nhiệt sau đợt “sốt nóng” kéo dài trước đó. Dòng vốn đầu tư kể từ đó dịch chuyển sang các vùng lân cận TP.HCM, và hướng vào các đại dự án đô thị, nhất là dòng sản phẩm BĐS sinh thái.

Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều tập đoàn BĐS lớn đã tập trung đầu tư mạnh vào phân khúc này. Đáng chú ý là đại đô thị sinh thái thông minh Aqua City tại Đồng Nai của Novaland. Theo Novaland, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở Aqua City lên tới hơn 90% trong mỗi kỳ giới thiệu sản phẩm.

“Điểm nóng” phát triển hạ tầng phía Đông TP.HCM

Điều đó chứng tỏ BĐS đô thị sinh thái có sức hút dòng tiền khá lớn thời gian gần đây. Vậy, vì sao các nhà đầu tư lại đang chọn BĐS sinh thái khu vực liền kề TP.HCM như Đồng Nai để “xuống tiền”?

Nói như ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc CBRE Việt Nam, các đô thị vệ tinh sát vách TP.HCM có quỹ đất rộng lớn, trong khi quỹ đất trong trung tâm gần như cạn kiệt.

Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy khu vực phía Đông đang ở giai đoạn “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển đô thị hiện đại. Trong đó, đáng chú ý là việc thành lập thành phố phía Đông, là khu vực được đầu tư mạnh phát triển hạ tầng.

Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City quy mô gần 1.000ha tại phía Đông TP.HCM của Tập đoàn Novaland.

Từ 2010 đến nay, phía Đông chiếm 70% trong tổng số nguồn vốn 350.000 tỷ mà TP.HCM dành cho việc phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó có nhiều công trình giao thông trọng điểm kết nối khu vực thuộc Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai) với khu Đông TP.HCM.

Hạ tầng kết nối thuận tiện giúp các dự án BĐS quy mô, được quy hoạch bài bản dọc tuyến đường ven sông – Hương Lộ 2 gia tăng giá trị.

Đáng chú ý là các tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Vành đai 3, và tới đây hàng loạt tuyến đường giao thông trọng điểm khác cũng sẽ được khởi công xây dựng.

Không những vậy, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện địa phương này đang nỗ lực để có thể triển khai xây dựng hàng loạt dự án lớn, trong đó, đặc biệt là sân bay Long Thành đang ráo riết bàn giao mặt bằng để khởi công; tuyến đường liên vùng 4 với chiều dài 45km rộng 40m có cầu bắc qua sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.600 tỉ đồng, kết nối đường vành đai 3 với QL51 thông qua ngã tư Dầu Giây – Long Thành, tuyến đường sẽ đi qua địa bàn Q.9 (TP.HCM), TP Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai).

Tuyến đường ven sông Đồng Nai – Hương Lộ 2 rộng 60m nối quốc lộ 51 với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng đang được xây dựng giai đoạn 1, trong đó có cầu Vàm Cái Sứt dự kiến khởi công vào quý III/2020. Khi hoàn thiện sẽ kết nối trung tâm hành chính TP Biên Hòa cùng các khu đô thị Aqua City, Khu công nghiệp An Phước… với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, rút ngắn thời gian di chuyển về trung tâm TP.HCM hay sân bay Long Thành chỉ còn khoảng 20 phút.

Đây cũng là những yếu tố giúp cho thị trường BĐS khu vực này khởi sắc, nhà đầu tư nhận thấy giá trị của BĐS có thể gia tăng mạnh trong tương lai không xa, nên đã “xuống tiền” đón cơ hội.

PV/CAND

Bài mới
Đọc nhiều