Báo Trung Quốc: Mỹ phải ngoan ngoãn rút lui khi bị tàu chiến Nga chặn đường – Đừng đùa với Gấu!
Theo truyền thông Trung Quốc, sự hung hãn của những con tàu Nga đã khiến Mỹ khiếp sợ, “phải ngoan ngoãn rút lui”.
Trang tin topcor.ru của Nga dẫn lại một bài viết trên truyền thông Trung Quốc với tiêu đề “Mỹ chớ dại mà đùa với Hải quân Nga”.
Theo bài viết này, cuộc đấu tranh vừa âm ỉ, vừa công khai giữa Nga-Mỹ giờ đã không còn là điều gì lạ lẫm. Mỹ là một siêu cường “được công nhận rộng rãi”. Do đó, trước khi làm bất cứ điều gì, họ đều tuyên bố công khai ý định của mình. Đây là một tập quán lâu đời của Mỹ và cách đây không lâu, Washington đã một lần nữa nhắc nhở thế giới về sự tồn tại của họ.
Mỹ luôn cố gắng để mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của mình nhưng dường nếu muốn ngủ ngon, họ cần “ngừng giả vờ rằng mọi thứ đều ổn”. Ngay cả khi có sức mạnh quân sự lớn nhất và trình độ kinh tế cao nhất thế giới, Washington cũng không nên quên đi những mối đe dọa thường trực từ bên ngoài.
Gần đây, Mỹ đã bắt đầu nối lại các hoạt động tình báo. Bên cạnh đó, Washington đang tiếp tục tăng cường hiện diện trong khu vực để đảm bảo sức mạnh quân sự của mình. Cuối tháng 11 năm ngoái, có thông tin Mỹ đã điều một số tàu chiến đến các vùng biển nhạy cảm để thám thính và đánh giá chiến lược quân sự của Nga.
Phải nói rằng, trong hơn 30 năm qua, Mỹ quả thực đã phát huy hết “đặc sản cũ” của mình. Một ngày nọ, họ tiếp tục điều tàu thẳng tiến đến Biển Đen. Đó hóa ra là tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook, được giao nhiệm vụ giám sát sự hiện diện quân sự của Nga tại đây.
Cụ thể, theo truyền thông Trung Quốc, vào ngày 23/11 năm ngoái, tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ đã tiến vào eo biển Bosphorus với “dáng vẻ hung hăng”, rồi từ đó tiến vào Biển Đen.
Trên thực tế, phải thừa nhận rằng khả năng hoạt động của tàu lớp Arleigh Burke tương đối tốt, nếu không thì Mỹ sẽ không điều động nó tới giám sát các động thái triển khai quân sự chiến lược của Nga.
Tàu USS Donald Cook được trang bị hệ thống phòng thủ Aegis, cùng với 56 tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Đây không phải lần đầu tiên USS Donald Cook được điều tới Biển Đen. Mỹ đã bắt đầu các đợt triển khai tàu Cook tới đây từ tháng 1/2019 do lo ngại sự tăng cường hiện diện của Nga trong khu vực.
Tính đến ngày 27/1/2019, Nga đã tiến hành hiện đại hóa toàn diện Hạm đội Biển Đen nhằm củng cố lực lượng tấn công. Ngoài ra, Moscow đã trang bị cho Hạm đội Biển Đen mẫu tàu quét mìn đề án 12700 mới nhất.
Điều Mỹ lo sợ nhất là việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự và hạm đội Biển Đen chính là một trong những lực lượng tấn công chủ lực của Moscow. Vì thế, để kìm hãm sự phát triển của Hải quân Nga, Mỹ liên tục đưa tàu chiến đến vùng biển nhạy cảm.
Thế nhưng lần này, theo truyền thông Trung Quốc, khi còn chưa kịp tiến vào điểm triển khai, USS Donald Cook đã bị các tàu chiến Nga “chặn đứng”. Sự hung hãn của những con tàu Nga đã khiến Mỹ khiếp sợ, “phải ngoan ngoãn rút lui”.
“Nếu không rút lui, Donald Cook sẽ không thể trở về nhà an toàn” – Truyền thông Trung Quốc nhận định.
Trên thực tế, Nga – với tư cách là một cường quốc – đã để mắt tới Mỹ từ lâu. Họ biết chắc rằng Mỹ sẽ triển khai tàu chiến tới và giăng bẫy sẵn chờ Washington sa lưới.
Bị Mỹ “nẫng” đồng minh, Nga sẽ phản đòn và trở thành nhân tố bất ngờ nếu Trung-Ấn chiến tranh?
Cũng theo truyền thông Trung Quốc, để tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, Washington đã đưa ra một loạt cớ như muốn tăng cường ổn định tình hình khu vực trên biển, nhưng thực chất là “nhe nanh” với các nước trên thế giới.
Thế nhưng, trong thế kỷ 21, các cuộc huấn luyện tác chiến chung đã diễn ra thường xuyên hơn và năng lực hải quân của các quốc gia đã dần đủ lớn, khiến Mỹ dù muốn cũng không thể kiểm soát họ nữa.
Hiện chưa thể xác định được câu chuyện mà truyền thông Trung Quốc đưa ra có đúng với thực tế hay không.
Thông tin chính thức từ Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 23/11 chỉ cho biết, “các lực lượng và phương tiện thuộc Hạm đội Biển Đen đã giám sát tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ, khi tàu này bắt đầu tiến vào Biển Đen”.
SH