+
Aa
-
like
comment

Báo Nga: Trước khó khăn thử thách, không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam

Bảo Trâm - 15/09/2021 08:41

Trang Sputnik của Nga vừa có bài viết trích dẫn ý kiến của CEO HSBC và Quỹ tín thác đầu tư Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) để nói lên nhận định rằng “Không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam khi phải đương đầu với thử thách hay trở ngại qua bao thăng trầm lịch sử”.

Mở đầu bài viết, trang Sputnik đã trích dẫn ý kiến từ ông Tim Evans, lãnh đạo ngân hàng HSBC Việt Nam, đưa ra một số nhận định về nền kinh tế Việt Nam và triển vọng tăng trưởng GDP.

Theo đó, với kịch bản tích cực nhất, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 sẽ vào khoảng 5 đến 5,5%, và đạt 6,8% trong năm 2022, theo HSBC.

Lãnh đạo HSBC Việt Nam: “Không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam”

CEO HSBC Việt Nam tin tưởng rằng, Việt Nam là một đất nước luôn tìm được cách vượt qua mọi khó khăn và trở ngại. Điều này đã được lịch sử kiểm nghiệm: “Người ta vẫn thường nói trước bình minh luôn là bóng tối mịt mùng. Về cơ bản, đây chính là lời khuyên mọi người không nên bỏ cuộc khi gặp khó khăn vì mọi sự thường chuyển biến tốt hơn ngay sau những thời khắc khó khăn ấy”, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam Tim Evans chia sẻ.

Theo ông Evans, là một ngân hàng đã đồng hành với Việt Nam trong suốt 151 năm qua, HSBC hiểu rõ đất nước này luôn có cách vượt qua mọi khó khăn và trở ngại: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng đó và mặc dù Việt Nam đang phải trải qua một giai đoạn đầy thử thách, chúng tôi vẫn nhìn thấy viễn cảnh tích cực cho nền kinh tế này trong tương lai”, ông Tim Evans khẳng định.

Tương lai kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược tiêm chủng vaccine và thời điểm mở cửa nền kinh tế, ông Tim Evans nói thêm.

Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam Tim Evans

Ngoài nhận định trên, CEO của HSBC cũng đưa ra 2 kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam đến cuối năm:

Kịch bản thứ nhất là tăng trưởng GDP nằm trong khoảng từ 5 đến 5,5%. Điều này là có thể đạt được nếu chương trình tiêm chủng vaccine của Việt Nam đủ nhanh và hiệu quả, từ đó giúp mở cửa lại nền kinh tế, phục hồi và khỏi động lại các thị trường xuất khẩu lớn.

Kịch bản thứ 2 là GDP sẽ tăng trưởng ở mức 3,5-4%, nếu chương trình tiêm vaccine triển khai không đủ nhanh, thời gian giãn cách còn kéo dài, nền kinh tế sẽ chịu thêm nhiều tác động nặng nề và gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng.

Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại, và triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình. Tại nhiều thị trường khác, các hoạt động kinh tế có xu hướng phục hồi mạnh mẽ ngay thời điểm kinh tế mở cửa và chúng tôi kỳ vọng nhìn thấy điều tương tự ở Việt Nam”, ông Evans cho biết.

Hơn nữa, CEO Tim Evans cũng tin rằng, ngay sau khi dịch bệnh lắng xuống, hoạt động tiêu dùng sẽ khôi phục rất mạnh mẽ.

Theo ông Tim Evans, việc mở cửa lại sẽ giải quyết khó khăn của chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp có thêm đơn hàng và dòng vồn FDI cũng được phục hồi. Những điều này có thể đạt được thông qua sự ổn định của Chính phủ, các chính sách nhất quán, nguồn nhân lực chất lượng, bền bỉ, một loạt Hiệp định Tự do Thương mại và cam kết của chính phủ đầu tư 7% GDP vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Công ty TNHH Samsung tại Bắc Ninh

Trong trung hạn, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hiện tại, các doanh nghiệp Hàn Quốc, vốn quen thuộc với Việt Nam, vẫn đang tiếp tục đầu tư vào thị trường này.

Chẳng hạn, Samsung dự kiến sẽ mở rộng nhà máy điện thoại trong 6 tháng cuối năm nhằm tăng 47% sản lượng điện thoại màn hình gập lên 25 triệu chiếc. Một công ty khác là LG Display cũng vừa được duyệt một khoản đầu tư bổ sung 1,4 tỷ USD cho nhà máy ở Hải Phòng.

Các lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghệ, máy móc, da giày, dệt may, nội thất, thực phẩm và nông sản cũng đang có tín hiệu tích cực khi ngày các nhiều nên kinh tế mở cửa trở lại sau chiến dịch tiêm chủng vaccine, cũng như sự gia tăng nhu cầu của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong vai trò nhà sản xuất hàng công nghệ lớn của thế giới, Việt Nam đang được hưởng lợi do xu hướng tự động hóa và số hóa phát triển mạnh trong thời gian dịch bệnh”, HSBC khẳng định.

Theo Sputnik, Việt Nam đang rất sẵn sàng cho tương lai, với lượng dự trữ ngoại hối tăng cao, tiền tệ ổn định, lạm phát được kiểm soát, dòng vốn FDI tăng mạnh, đặc biệt là trong sản xuất.

Với những điểm mạnh đó, HSBC dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2022, với triển vọng đáng tin cậy về lâu dài.

Cơ hội sẽ mở ra, kinh tế sẽ phát triển, Việt Nam sẽ phục hồi và một lần nữa chứng minh không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam khi phải đương đầu với một thách thức hay trở ngại”, ông Tim Evans bày tỏ tin tưởng.

Việt Nam: Nền kinh tế không thể bị hạ gục

Trước đó, trang Bloomberg cũng đã có bài viết phân tích nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. Qua đó, các chuyên gia kinh tế đều có chung ý kiến rằng Việt Nam chính là nền kinh tế không thể bị hạ gục.

Điều này càng được củng cố khi Chủ tịch Stanley Chou của Vietnam Enterprise Investments Ltd (LSE: VEIL) cho biết, kinh tế Việt Nam nửa đầu năm tăng trưởng 5,6% bất chấp các đợt lây nhiễm Covid-19 mới. Điều này cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ của Việt Nam và tạo nền tảng cho việc mở rộng tăng trưởng trong tương lai.

Theo VEIL, do được củng cố bởi sự trẻ hóa của nền kinh tế Việt Nam, kể từ khi ngăn chặn thành công đợt bùng phát Covid-19 ban đầu vào đầu năm 2020, thị trường chứng khoán của đất nước ghi nhận các chỉ số hoạt động hàng đầu trên thế giới trong nửa đầu năm 2021 và đạt mức cao nhất trong lịch sử hồi tháng 6, với khối lượng giao dịch trong ngày lên cao kỷ lục.

Trong nửa đầu năm 2021, quỹ tín thác đầu tư VEIL công bố giá trị tài sản ròng (NAV) tăng 42% lên 11,79 xu trên mỗi cổ phiếu, cao hơn 13% so với mức chuẩn hoặc tăng 19% trong 3 năm qua.

Chủ tịch Stanley Chou của Vietnam Enterprise Investments Ltd (LSE: VEIL)

Quỹ tín thác này sở hữu tổng tài sản 2,5 tỷ USD, bao gồm 16,5 triệu USD tiền mặt. Lợi nhuận trước thuế là 753 triệu USD.

Ông Stanley Chou cho biết hiệu quả hoạt động của quỹ tín thác đầu tư tăng nhờ tỷ trọng quan trọng trong ba lĩnh vực chính – ngân hàng, bất động sản và thép – vốn được coi là những ngành hưởng lợi chính trong kỷ nguyên mới của đất nước về lãi suất thấp và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, Giám đốc đầu tư Dragon Capital cũng cho biết hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của ủy thác cũng có thể là do việc tái cơ cấu danh mục đầu tư được thực hiện vào năm ngoái 2020, với việc tái định vị để khai thác vào các lĩnh vực dự kiến ​​sẽ được hưởng lợi từ nền kinh tế hậu Covid-19

Với việc Việt Nam hiện đang trải qua làn sóng Covid-19 lần thứ tư, Dragon Capital thừa nhận rằng, cũng như đối với nhiều nền kinh tế khác, hiện còn một số bất ổn, thách thức trong khoảng nửa cuối năm 2021.

Tuy nhiên, việc chính phủ đã đảm bảo cung cấp 120 triệu liều vaccine, với khoảng 40-50% dân số dự kiến ​​sẽ được tiêm vaccine vào cuối năm, hoặc lên đến 70% trong nửa đầu năm 2022, dự báo GDP có đã được điều chỉnh giảm từ 6,0% trước đây xuống 5,0%.

Có thể sẽ có một số điều chỉnh giảm đối với những chỉ số kinh tế vĩ mô do tác động làn sóng này, tuy nhiên, VEIL vẫn tự tin vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam,” Dragon Capital nhấn mạnh trong báo cáo về triển vọng kinh tế đất nước.

Trong khi tiếp tục theo dõi các nỗ lực kiểm soát dịch và triển khai chương trình tiêm chủng của chính phủ, quỹ VEIL cho rằng nếu và khi làn sóng dịch lần này được kiểm soát, các yếu tố then chốt trong bức tranh kinh tế vĩ mô hầu như sẽ không thay đổi.

Chắc chắn TP.HCM sẽ phải nhanh chóng đẩy mạnh tiêm vaccine.

Về mặt này, danh mục đầu tư của VEIL vẫn được cơ cấu tốt để hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Đội ngũ quản lý đầu tư của VEIL vẫn rất tích cực tìm kiếm ngành dẫn đầu thị trường tiếp theo và ngành được hưởng lợi lâu dài trong thị trường hiện nay cũng như các cơ hội sắp tới từ thị trường IPO”, báo cáo nhấn mạnh.

Điều kiện hiện nay chắc chắn là thách thức đối với các doanh nghiệp, nhưng VEIL tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ mang lại cơ hội cho những ai có thể giao dịch thương mại và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Bảo Trâm (Theo Sputnik)

Bài mới
Đọc nhiều