+
Aa
-
like
comment

Báo Nga tiếc nuối việc Việt Nam tháo tên lửa Uran-E khỏi tàu Pohang

04/02/2021 09:51

Bộ Công An vừa chính thức thông báo, khi luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thay thế cho luật Căn cước công dân từ ngày 1/7 tới đất, mống mắt là thông tin người dân sẽ phải bắt buộc cung cấp khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, giống như vân tay và ảnh khuôn mặt từ trước tới nay.

Bộ Công an dự kiến cấp 15 triệu thẻ căn cước trong năm nay.

Theo đó, việc thu thập dữ liệu mống mắt của công dân từ 14 tuổi là một trong những điểm mới của Luật Căn cước 2023 so với quy định cũ.

Theo quy định tại luật Căn cước, cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm thông tin về nhân thân, nhân dạng, sinh trắc học và nghề nghiệp của công dân. Trong đó, thông tin sinh trắc học gồm: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói.

Đối với ADN và giọng nói, cơ quan quản lý căn cước chỉ thu nhận khi người dân tự nguyện cung cấp; hoặc được chia sẻ dữ liệu từ cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Trong khi đó, mống mắt là thông tin người dân sẽ phải bắt buộc cung cấp khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước, giống như vân tay và ảnh khuôn mặt từ trước tới nay. Việc thu nhận mống mắt được thực hiện bởi cơ quan công an, bằng các thiết bị chuyên dụng.

Lý giải vì sao bổ sung mống mắt vào cơ sở dữ liệu căn cước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết khoa học hiện nay đã chứng minh rằng mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất, không thay đổi nhiều theo thời gian, tương đồng với vân tay. Công nghệ nhận diện mống mắt có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp; hiện đã được nhiều quốc gia áp dụng để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website…

Do đó, bên cạnh việc thu thập vân tay, luật Căn cước đã bổ sung quy định thu thập thông tin về mống mắt trong cơ sở dữ liệu căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay (người khuyết tật, vân tay bị biến dạng…).

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho biết Bộ Công an đang chuẩn bị về mặt hạ tầng, kỹ thuật để việc thu nhận dữ liệu ADN, mống mắt, giọng nói tương đồng với quy chuẩn quốc tế; vừa tiết kiệm kho lưu trữ, vừa chính xác khi đối sánh; đồng thời bảo mật tuyệt đối, không để lộ lọt thông tin.

Người dân làm CCCD gắn chip. Ảnh: NLĐO

Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng của luật là việc đổi thẻ căn cước công dân (CCCD) thành thẻ căn cước.

Theo luật Căn cước quy định, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày luật Căn cước có hiệu lực sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, sau đó mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.

Những trường hợp phải làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước gồm: Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng. Trường hợp công dân dưới 14 tuổi, công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng được cấp thẻ căn cước khi công dân đó có nhu cầu.

Theo dự tính, sau khi luật Căn cước chính thức có hiệu lực thì trung bình hằng năm, Bộ Công an sẽ tiến hành cấp thẻ căn cước cho khoảng 10 triệu trường hợp. Trong đó bao gồm 3 triệu thẻ cấp mới cho công dân đến độ tuổi và các trường hợp trẻ em có nhu cầu, 4 triệu thẻ cho các trường hợp đổi thẻ và 3 triệu thẻ cho các trường hợp cấp lại.

Tuy nhiên, theo đại tá Tấn, Bộ Công an dự báo trong năm đầu tiên, số lượng thẻ căn cước được cấp sẽ cao hơn do đây là thời điểm bắt đầu thực hiện quy định mới, nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, thẻ căn cước theo luật mới cũng có nhiều ưu điểm và hình thức đẹp, hiện đại hơn… Do đó, dự tính trong năm đầu tiên, Bộ Công an sẽ thực hiện cấp khoảng 15 triệu thẻ căn cước, bao gồm: 5 triệu thẻ cấp mới cho các trường hợp đủ 14 tuổi và các trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi có nhu cầu; 3 triệu thẻ đối với các trường hợp công dân bắt buộc phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước do hết hạn sử dụng; 7 triệu thẻ đối với các trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.

Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân từ 6 tuổi trở lên. Ảnh: Bộ Công an

Cấp căn cước cho trẻ từ 0 – 6 tuổi như thế nào?

Về công tác cấp căn cước cho độ tuổi từ 0 – 6 tuổi, đại tá Tấn cho biết Bộ Công an đang xây dựng Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước theo hướng sẽ có 2 mẫu thẻ căn cước bao gồm một mẫu thẻ dùng cho các trường hợp từ 6 tuổi trở lên và một mẫu thẻ cho các trường hợp từ 0 – 6 tuổi (không có thông tin sinh trắc ảnh mặt, vân tay).

Việc cấp thẻ căn cước cho các trường hợp trẻ em từ 0 – 6 tuổi sẽ thông qua người đại diện hợp pháp, cụ thể người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia (VNeID).

Trong trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước cũng không thu nhận thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi.

Làm thẻ căn cước có mất phí?

Đáng chú ý, theo Phó Cục C06, Khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước quy định “Công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu”. Như vậy, đối với các trường hợp công dân lần đầu được cấp thẻ căn cước thì không phải nộp lệ phí.

Để bảo đảm cho đợt cấp thẻ này được thuận lợi, đại tá Vũ Văn Tấn cho hay về cơ bản, tất cả công dân đủ 14 tuổi trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp thẻ CCCD. Do đó, việc cấp thẻ căn cước lần này đối tượng chủ yếu là các trường hợp công dân đến độ tuổi đủ 14 tuổi, các trường hợp đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước do hết hạn sử dụng, thay đổi thông tin; các trường hợp cấp lại thẻ căn cước do bị mất và các trường hợp công dân thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo nhu cầu của công dân.

Bộ Công an có đủ nguồn nhân lực, phương tiện, kinh nghiệm để có thể đáp ứng được nhu cầu tối đa của người dân khi có yêu cầu được cấp thẻ căn cước theo quy định của Luật Căn cước năm 2023.

Về công tác bảo mật thông tin cho người dân, theo Phó cục C06, vấn đề bảo mật, an toàn thông tin đều được triển khai, thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế ở mức bảo mật, mã hóa cao nhất nên người dân hoàn toàn có thể yên tâm không bị lộ, lọt dữ liệu.

Bích Vân

Bài mới
Đọc nhiều