Báo Nga: Chỉ 1 mệnh lệnh thép của TT Putin đã khiến Mỹ bừng tỉnh trước “ngày phán xét”?
Ngày 2/6/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua Nghị định số 355 với tiêu đề “Nguyên tắc cơ bản của chính sách cấp nhà nước Liên bang Nga trong việc răn đe hạt nhân”.
Với Nghị định mới của Tổng thống Nga, thế giới cần chuẩn bị cho “ngày phán xét”?
Nghị định số 355 của Tổng thống Liên bang Nga được cho là một tài liệu mới “hướng dẫn quy trình” trả đũa của lực lượng vũ trang, tái xác định các nguyên tắc và điều kiện cho việc Nga sử dụng cái gọi là “tiềm năng hạt nhân”.
Theo VPK News, đây là phản ứng của Nga trước những hành động của Mỹ “nhằm triển khai một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới”.
Điều đầu tiên cần quan tâm là danh sách những “mối đe doạ trong những điều kiện nhất định” có thể kích hoạt hành động đáp trả bằng tên lửa hạt nhân của Nga.
Ngoài những mối đe dọa từng được đề cập trong phiên bản trước của văn bản này vào năm 2010 và có giá trị trong vòng 10 năm, lần chỉnh sửa mới nhất đã bổ sung các mối đe dọa như sau:
“Các quốc gia xem Nga như đối thủ tiềm tàng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, tên lửa hành trình và đạn đạo tầm trung và ngắn, vũ khí phi hạt nhân chính xác, vũ khí siêu thanh, máy bay không người lái tấn công (UCAV) và vũ khí năng lượng”.
Từ danh sách các loại vũ khí được liệt kê kể trên, có thể hiểu rằng các nước cho phép triển khai các loại vũ khí kể trên trong lãnh thổ của mình có thể trở thành chiến trường của chiến tranh hạt nhân.
Giới lãnh đạo của các quốc gia nói trên cần phải cân nhắc nghiêm túc trước khi tiếp nhận những vũ khí có thể “chọc giận” người Nga, nếu không, rõ ràng họ sẽ là mục tiêu chính trong đợt tấn công trả đũa.
Ngoài vũ khí hạt nhân, Nga vẫn sẽ tính đến khả năng sử dụng vũ khí thông thường để gây tổn thất cho “tiềm lực hạt nhân” của đối phương – đặc biệt là những vũ khí đang được sử dụng trong các cuộc xung đột hiện đại như UCAV.
Một điểm mới là việc Moscow coi việc triển khai lên khoảng không vũ trụ các hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc các hệ thống tấn công ngoài không gian là một mối đe dọa với khả năng răn đe hạt nhân.
Đây chính là hệ quả của việc quân sự hoá không gian của Mỹ thông qua việc thành lập Bộ chỉ huy Không gian (SPACECOM).
Nói cách khác, mối lo ngại của Moscow không chỉ là các cuộc tấn công hạt nhân, mà bao gồm các vũ khí huỷ diệt khác cũng như những các nền tảng triển khai chúng để chống lại Nga hoặc các nước đồng minh.
Tất cả nói lên rằng phạm vi của những căn cứ để Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân đã được mở rộng một cách có cơ sở.
Khi nào “chiếc nút định mệnh” sẽ được nhấn?
Danh sách những điều kiện cần và đủ để Nga kích hoạt vũ khí hạt nhân được cho là khá thú vị.
Vị trí đầu tiên trong danh sách này là việc “tiếp nhận thông tin đáng tin cậy” khi đối phương phóng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga hoặc các đồng minh.
Cần lưu ý rằng việc này chỉ liên quan tới việc phóng tên lửa, không tính tới loại đầu đạn hay tính năng. Như vậy, có thể hiểu rằng phản ứng sẽ được đưa ra khi tên lửa khai hỏa, bất kể nó là tên lửa đạn đạo chiến thuật thông thường hay Tên lửa hạt nhân liên lục địa (ICBM).
Nói cách khác, việc Nga tính tới phương án đáp trả một cuộc tấn công ngay cả khi nó mang đầu đạn thông thường đã loại bỏ cơ hội cho học thuyết sử dụng các loại bom – đạn hạt nhân cỡ nhỏ của Mỹ nhằm đạt lợi thế chiến thuật trên chiến trường tương lai.
Ngay cả những đối thủ sử dụng vũ khí hóa học hay sinh học cũng cần phải suy ngẫm về điều kiện cụ thể như “đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác nhằm vào lãnh thổ của Nga hoặc các đồng minh”.
Phần liên quan tới “các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác” được cho là khá rộng, từ các vụ tấn công hóa học ở Syria tới việc phát tán các loại virus có nguy cơ gây ra đại dịch tương tự như SARS-CoV-2.
Luận điểm tiếp theo về “tác động của đối phương tới những cơ sở nhà nước hoặc quân sự tối quan trọng của Nga, khiến cho các lực lượng hạt nhân không thể thực hiện những hành động đáp trả” được coi là căn cứ để thực hiện cuộc trả đũa hạt nhân cũng làm phá sản các cơ hội triển khai học thuyết tấn công phủ đầu của Mỹ.
Vấn đề ở chỗ, bản thân cuộc tấn công phủ đầu này sẽ có một “biên độ thời gian” khá lớn – có nghĩa là thời gian từ lúc đầu đạn đầu tiên cho tới đầu đạn cuối cùng rơi xuống có thể kéo dài vài tiếng.
Điều đó có nghĩa là bất chấp thời gian bay của các tên lửa đạn đạo tầm trung Mỹ tới các mục tiêu của Nga, Moscow vẫn có đủ thời gian để triển khai toàn bộ tiềm lực hạt nhân để trả đũa đối phương.
Năng lực hạt nhân của Nga đã được phân tán khắp nơi, điều này đồng nghĩa với việc đối phương tính tới việc sử dụng vũ khí thông thường để “vô hiệu hóa” toàn bộ kho vũ khí hạt nhân một cách nhanh chóng là vô ích.
Tính toán của Hải quân Mỹ rằng tiêu diệt mối đe dọa từ các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga ở trên biển hay trong căn cứ đã không còn cơ sở vì sau khi chiếc tàu ngầm đầu tiên bị tiêu diệt, Nga sẽ kích hoạt cuộc tấn công hạt nhân.
Hành động tương tự cũng sẽ được áp dụng khi biệt kích của những quốc gia thù địch tấn công các tổ hợp tên lửa cơ động của Nga. Như vậy, Nga phản ứng rất kịp thời và phù hợp về mặt pháp lý trước những thách thức mới xuất hiện đối với an ninh quốc gia.
Đây là sự đáp trả được cho là hiệu quả về khía cạnh pháp lý của Nga trước việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa và chiến lược tấn công chớp nhoáng trên phạm vi toàn cầu.
Chiến lược nói trên gần như sẽ trở nên vô nghĩa – khi nước Mỹ có thể sẽ hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa chỉ sau một cuộc tấn công “phủ đầu” bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường.
Lính TQ khoe bịt mắt tháo lắp súng, binh sĩ Ấn Độ trình diễn đáp trả chỉ bằng một tay 5 vũ khí chiến thuật nguy hiểm của Ấn Độ khiến Trung Quốc lo sợ: Ác mộng với “kẻ gây hấn” Biên giới “căng như dây đàn”, Nga trao cho Ấn Độ món quà không thể từ chối
Tuy nhiên, cũng nên thừa nhận rằng nhân loại đang đứng trên bờ vực diệt vong khi ranh giới của việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga đã được rút ngắn đáng kể.
Đây là câu trả lời cho việc Mỹ trao quyền cho các tư lệnh chiến trường được trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật.
Trong bối cảnh này, “nước cờ” mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump (mà ông đã bày tỏ thông qua trang Twitter cá nhân) rằng mong muốn “ký kết với Nga một thoả thuận hạt nhân” ngay sau khi Nghị định số 355 bắt đầu có hiệu lực được cho là khá thú vị.
Có vẻ như ông Trump và các cố vấn đã đánh giá đúng quy mô của những thay đổi trong chính sách hạt nhân Nga và tác động của nó. Washington đã hiểu được rằng, với phương pháp tiếp cận như vậy của Moscow, họ không thể đạt được ưu thế về hạt nhân mà họ mong muốn.
(Theo TQ)