+
Aa
-
like
comment

Báo Nepal và câu hỏi “Cách nào đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng hay đến thế?”

Bảo Trâm - 14/05/2021 06:44

Trang peoplesreview.com.np của Nepal vừa có bài viết đánh giá cao những bước đi quyết định của Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với sức khỏe người dân và cả nền kinh tế trong bối cảnh cả thế giới đều đang chật vật để vượt qua khủng hoảng.

Theo bài viết, Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh tương đối hiệu quả nhờ những nỗ lực không ngừng trong công tác phòng, chống dịch bệnh thông qua các hành động khẩn trương và quyết liệt của Chính phủ. Đồng thời người dân Việt Nam cũng luôn tuân thủ nghiêm ngặt và duy trì các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, trong đó có giãn cách xã hội.

Các nhà máy được chú trọng đầu tư sản xuất trang thiết bị và vật tư y tế nhằm đề phòng trung tâm y tế thiếu phương tiện bảo hộ cá nhân và máy thở.

Ngay sau khi những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện, Việt Nam đã công nhận Covid-19 là một mối đe dọa lớn và hành động thận trọng trên và ngoài các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ban Chỉ đạo Quốc gia về Kiểm soát Covid-19 ngay lập tức được thành lập và một kế hoạch ứng phó đa ngành đã được xây dựng.

Mỗi khu vực xuất hiện ca mắc Covid-19, ngay lập tức cơ quan chức năng khoanh vùng, kiểm soát hiệu quả.

Khi nhiều quốc gia thảo luận về các lựa chọn kinh tế và sức khỏe của họ, Việt Nam đã đưa ra quyết định rõ ràng là ưu tiên sức khỏe hơn tăng trưởng kinh tế, “chiến đấu chống dịch là kẻ thù”. Cam kết của lãnh đạo cấp cao đã mở đường cho Bộ Y tế và các bộ liên quan triển khai các biện pháp chưa từng có để ứng phó với Covid-19.

Ngoài chống dịch, trang Peoplesreview còn đánh giá cao cách Việt Nam phục hồi nền kinh tế, điều đó còn cho thấy sức chịu đựng bền bỉ của nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2020, trong khi đa số các nước tăng trưởng âm do tác động của đại dịch thì Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,91%. Dự báo, nền kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2021.

Thu hút FDI cũng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững

Theo bài viết, trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong hội nhập tài chính công. Việc xây dựng các vùng đệm về tài chính, đối ngoại và tài chính trước đại dịch Covid-19 khiến Việt Nam có khả năng chống chọi tốt hơn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã làm giảm tính thanh khoản do lo ngại gia tăng về sự ổn định tài chính, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những quyết sách hợp lý và kịp thời hỗ trợ, giúp giảm thiểu tình trạng vỡ nợ của doanh nghiệp và những rủi ro trước mắt đối với công chúng.

Bảo Trâm (Theo Peoplesreview)

Bài mới
Đọc nhiều