+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc ‘đang đưa quân đóng trú ở Campuchia’, sát sườn Việt Nam

22/07/2019 09:36

Báo Mỹ cho biết thỏa thuận được ký đầu năm cho phép Trung Quốc bố trí lực lượng hải quân thường xuyên ở Campuchia trong 30 năm.

Lực lượng hải quân Campuchia tại lễ tiếp nhận 9 tàu tuần tra do Trung Quốc tặng tại căn cứ hải quân ở Sihanoukville năm 2007 /// Ảnh chụp màn hình Sputnik
Lực lượng hải quân Campuchia tại lễ tiếp nhận 9 tàu tuần tra do Trung Quốc tặng tại căn cứ hải quân ở Sihanoukville năm 2007

Tờ The Wall Street Journal ngày 22.7 dẫn nguồn từ các quan chức Mỹ và đồng minh đưa tin Trung Quốc sẽ có thể đưa binh sĩ đồn trú tại một căn cứ hải quân của Campuchia theo thỏa thuận bí mật đã đạt được giữa hai nước.

Theo đó, thỏa thuận vừa đạt được trong năm nay nhưng không công bố, cho phép Trung Quốc đặc quyền tiếp cận một phần của Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia tại Vịnh Thái Lan.

Giới quan sát cho rằng thỏa thuận có thể giúp Bắc Kinh đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền vô căn cứ và khai thác lợi ích kinh tế phi pháp ở Biển Đông cũng như thách thức các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, theo Reuters.

Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh: Khmer Times.
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh: Khmer Times.

Các quan chức Trung Quốc và Campuchia đều bác bỏ thông tin liên quan đến thỏa thuận ngầm trên. “Không có chuyện xảy ra như thế”, The Wall Street Journal dẫn lời một phát ngôn viên chính phủ Campuchia cho biết.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo kêu gọi Campuchia bác bỏ thỏa thuận, đồng thời cho rằng nước này có “cam kết đối với người dân, được ghi nhận trong hiến pháp, về việc theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập”.

“Chúng tôi quan ngại rằng bất cứ động thái nào của chính phủ Campuchia nhằm mời gọi sự hiện diện quân sự của bên ngoài vào nước này sẽ đe dọa đến sự gắn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối phát triển khu vực, và cản trở hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”, theo thông cáo.

Hiện các quan chức Mỹ đang thảo luận nhằm tìm cách thuyết phục Phnom Penh thay đổi quyết định, vì căn cứ sẽ giúp Trung Quốc đóng quân, trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến rất gần các khu vực nhạy cảm.

Vị trí căn cứ hải quân Ream và sân bay quốc tế Dara Sakor. Đồ họa: WSJ.
Vị trí căn cứ hải quân Ream và sân bay quốc tế Dara Sakor. Đồ họa: WSJ.

Thông tin được đưa ra sau khi các đối tác và đồng minh của Mỹ kêu gọi Campuchia không cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng một sân bay do công ty tư nhân Trung Quốc đang xây dựng tại Dara Sakor với hợp đồng thuê 99 năm trên đất Campuchia. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sân bay hiện có đường băng dài hơn 3 km, có thể cho phép máy bay quân sự Trung Quốc cất hạ cánh.

Tuy nhiên, Phay Siphan, phát ngôn viên của chính phủ Campuchia nói rằng thông tin về thỏa thuận là “giả”. “Chẳng có chuyện gì như thế xảy ra cả”, ông nói.

Emily Zeeberg, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, nói rằng Wasington “lo ngại rằng bất kỳ bước đi nào của chính phủ Campuchia để mời gọi sự hiện diện quân đội nước ngoài” ở nước này sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định khu vực.

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á Joseph Felter tháng trước yêu cầu Campuchia giải thích lý do từ chối đề xuất của Washington về việc hỗ trợ cải tạo căn cứ hải quân Ream. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh sau đó cho biết nước này đã giải thích với Mỹ rằng sự hỗ trợ như Washington đề xuất là không cần thiết bởi Campuchia đã lên kế hoạch chuyển căn cứ hải quân Ream tới khu vực khác.

Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành trên bờ biển vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung ở căn cứ này trước khi quan hệ quốc phòng giữa hai nước trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Khu vực Dara Sakor do Trung Quốc đầu tư sát sườn Việt Nam, chỉ cách 160 Km.
Khu vực Dara Sakor do Trung Quốc đầu tư sát sườn Việt Nam, chỉ cách 160 Km.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đang tìm cách hiện diện quân sự tại Campuchia khi gửi thư cho Phnom Penh thắc mắc vì sao lại từ chối đề nghị sửa chữa một căn cứ hải quân.

Hồi tháng 1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen bác bỏ tin đồn về thỏa thuận và cho rằng đây là “tin giả”, đồng thời nói thêm rằng Hiến pháp nước này “không cho phép bất cứ nước nào lập các căn cứ quân sự”.

LQD

Bài mới
Đọc nhiều