+
Aa
-
like
comment

Bão lũ qua đi mới thấy được ai mới đủ sức mạnh lo cho dân!

Hải Anh - 26/10/2020 17:50

148 người chết và mất tích (mất tích 18 người). Hiện ở tỉnh Quảng Bình còn 326 căn nhà bị ngập (ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Ba Đồn) đó là thông tin mới nhất về tình hình thiệt hại do mưa lũ mà Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tại cho biết, tính đến thời điểm hiện tại. Rất nhiều người không thể kìm được nước mắt khi chứng kiến những hình ảnh, đoạn video clip, bản tin truyền hình được cập nhật liên tục, hay đọc những con chữ tưởng chừng như vô tri vô giác trên báo về tình hình lũ lụt ở miền Trung.

Bão lũ đi qua điều mà chúng ta thấy rõ nhất chính là bộ mặt, luận điệu xảo trá của những kẻ phản động. Chúng chỉ biết ngồi ở nhà gõ phím xuyên tạc, chống phá trên nỗi đau chung của dân tộc. Luôn vỗ ngực là yêu nước, luôn lo lắng cho quyền sống của người dân Việt Nam, ước mơ “canh tân đất nước”! Vậy họ đang ở đâu khi đất nước khó khăn? Không khó để tìm câu trả lời, họ đang cố tìm cách đưa các thông tin sai sự thật, chia rẽ người dân giữa chính quyền. Cách đây mấy ngày, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi kiều bào ủng hộ miền Trung đang gặp khó khăn, Việt Tân lại cho rằng, việc cứu trợ người dân là trách nhiệm của chính quyền và kêu gọi kiều bào không gửi tiền về nước tránh bị “quan chức ăn chặn”.

Việt Tân đang cố tìm cách đưa các thông tin sai sự thật, chia rẽ người dân giữa chính quyền

Và khi Thủ tướng đến tận nơi thăm khỏi người dân thì chúng lại bỉ bôi rằng Công an áp giải, cưỡng ép người già đến nhận quà của Thủ tướng, rằng của cho không bằng cách cho, sao thủ tướng không đến từng nhà mà thăm các cụ già và cứu trợ? Nhưng Việt Tân nên hiểu việc huy động người dân đến để Thủ tướng tập trung thăm hỏi và động viên là hoàn toàn phù hợp, quà cũng sẽ có các bộ phận như Công an, quân đội, mặt trận… chuyển tận tay từng người dân. Là thủ tướng, còn lo trăm công nghìn việc đại sự cho quốc gia, nếu Thủ tướng đi từng nhà liệu một ngày bác ủng hộ và cứu trợ được mấy người? Nếu được vài nhà, chúng lại lu loa lên rằng là Thủ tướng làm màu, mị dân này nọ…

Việt Tân từng viện trợ hàng chục nghìn đô để hỗ trợ các đối tượng chống đối như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu chống phá chính quyền, gây rối an ninh trật tự, nhưng khi lũ lụt xảy ra, người ta chưa thấy tổ chức này có phong trào nào ủng hộ miền Trung, ngoài mấy bài viết xuyên tạc. Đúng là lúc khó khăn mới thấy được chân tâm!

Sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị

Bão lũ qua đi chúng ta thấy được tình quân – dân thắm thiết, bất kể là trong mưa gió, bão lũ, cả ngày và đêm, rất nhiều cán bộ chiến sĩ đã dốc hết mình vì tính mạng của nhân dân, các lực lượng cứu hộ dường như thức trắng để chống bão, thậm chí khi đói chỉ có thời gian ăn vội gói mì tôm sống là tiếp tục công tác giúp dân. Và người ta còn thấy được sự quan tâm của Chính phủ thông qua những chỉ đạo sát sao, những hành động thiết thực giúp bà con như cấp ngay 5.000 tấn gạo và 500 tỷ đồng giúp nhân dân miền Trung vượt qua khó khăn.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với mong muốn chia sẻ với những thiệt hại, mất mát, giúp người dân vượt qua khó khăn đã gác lại mọi công việc bận rộn đích thân trực tiếp tới thăm hỏi, động viên bà con bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và làm việc, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ với lãnh đạo các tỉnh miền Trung, các bộ, ngành.
Nhìn hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đầu đội chiếc mũ cối, chiếc áo sơ mi giản dị thăm hỏi tặng quà động viên nhân dân khiến một người dân nào trên đất nước Việt Nam cũng cảm thấy ấm lòng. Kỳ thực, gần dân, sát cánh với dân trong lúc dân khó khăn nhất, dân đang chịu cảnh màn trời chiếu đất đó chính là nghĩa cử cao đẹp của một vị lãnh đạo đứng đầu đất nước trong lúc nhiều cán bộ tham nhũng, biến chất làm giảm uy tín trong nhân dân.

Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biết rõ, sau lũ điều mà nhân dân cần nhất là gì: “Đợt mưa lũ lịch sử đã khiến nhiều gia đình trắng tay, thiệt hại của bà con rất lớn. Nhiều xã vẫn còn bị ngập, nhiều người mất nhà cửa, đi lại gặp khó khăn, các trường học chưa thể mở cửa, môi trường bị đe dọa… Đảng, Nhà nước, Chính phủ các cấp, các ngành và nhân dân cả nước luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ bà con bị thiệt hại do mưa lũ vượt qua khó khăn, khôi phục phát triển sản xuất và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường” – Thủ tướng nhìn nhận.

Không dừng lại ở đó, Thủ tướng còn đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế đánh thuế phát thải để khuyến khích cắt giảm thải khí nhà kính, đồng thời qua đó giúp huy động nguồn lực hỗ trợ địa phương bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm nữa cần rút ra là phát triển thủy điện theo quy hoạch và an toàn, tốt hơn nữa, hạn chế phát triển thủy điện nhỏ; tiếp tục trồng rừng mạnh mẽ hơn. Ông không chỉ chia sẻ với những thiệt hại, mất mát, giúp người dân vượt qua khó khăn mà còn có những biện pháp kế hoạch lâu dài giúp nhân dân ứng phó với thiên tai.

Trong thời gian bão lũ diễn ra, người dân còn thấy Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình theo sát đồng hành cùng nhân dân ngay từ đầu đợt bão lũ. Ông đã không ngại khó khăn đến những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lũ để thị sát hiện trường các khu vực ngập lụt nặng và trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó liên quan đến tình trạng sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng tại thủy điện Rào Trăng 3. Thế mới thấy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực, tinh thần đoàn kết của người dân, công tác phòng, chống bão lũ đang được các địa phương xử lý tích cực.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều