+
Aa
-
like
comment

Báo lớn nhất Thủy Điển Aftonbladet đánh giá Việt nam có một chiến lược hiệu quả

Wolfgang Hansson - 20/11/2020 17:00

Mới đây trang Aftonbladet, tờ báo lớn nhất của Thủy Điển đã đăng bài “Det finns en strategi som fungerar” (Có một chiến lược hoạt động hiệu quả) của nhà báo Wolfgang Hansson. Phân tích sự khác nhau giữa các nước Châu Á và phương Tây trong việc chống lại dịch Covid-19. Hình ảnh các bệnh nhân Covid mang theo chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và vẫy cờ Tổ quốc sau khi trở về từ Guinea Xích đạo được tác giả mô tả bài báo. Dưới đây là nội dung chi tiết bài viết.

Hình ảnh các bệnh nhân Covid mang theo chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và vẫy cờ Tổ quốc sau khi trở về từ Guinea Xích đạo được tác giả mô tả bài báo

Làm thế nào mà một số quốc gia có thể phục hồi gần như hoàn toàn sau đại dịch trong khi những quốc gia khác thì bệnh viện chứa đầy bệnh nhân nặng?

Dường như có một chiến lược hiệu quả.

Nếu bạn nhìn vào danh sách được cập nhật hàng ngày của Đại học Johns Hopkins về các quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp nhất và cao nhất trong đại dịch Covid-19, có một mô hình rất rõ ràng. Đứng đầu danh sách tỷ lệ tử vong cao nhất là các nước Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Hoa Kỳ.

Nước Bỉ đứng đầu với tỷ lệ 1.292 người chết trên một triệu dân. Tiếp theo là Peru, Tây Ban Nha, Argentina, Brazil, Anh, Chile, Mexico, Ý, Bolivia và Mỹ. Riêng Mỹ với 250.000 người đã chết vì Covid-19, nước có số người chết vượt trội đứng đầu và Brazil là quốc gia có số người chết cao thứ hai.

Cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Brazil đều có Tổng thống liên tục coi thường và hạ thấp các nguy cơ của đại dịch.

Thụy Điển cũng có tỷ lệ tương đối cao với 605 người chết trên một triệu dân.

Ở dưới cùng danh sách, chúng tôi thấy các quốc gia ở các mức độ hoàn toàn khác như Việt Nam với 0,36 người chết trên một triệu dân, Thái Lan (0,86), Đài Loan (1,34, từ một danh sách khác), Trung Quốc (3,79), Singapore (4,91 ), Hàn Quốc (9,59) và Nhật Bản (15,01). Tỷ lệ tử vong thấp có nghĩa là khả năng lây nhiễm rất thấp.

Những quốc gia này đã gặp may hay có điều gì đó đã giúp họ khác biệt với Châu Âu và Châu Mỹ Latinh?

Ngay từ đầu, họ đã hành động rất kiên quyết ngay khi biết căn bệnh mới. Một số quốc gia (không phải tất cả) đã thực hiện đóng cửa với Tp. Vũ Hán của Trung Quốc, nơi virus xuất hiện lần đầu tiên, trong khi tất cả các quốc gia này (ngoại trừ Nhật Bản) bắt đầu xét nghiệm rộng rãi và theo dõi lây nhiễm ngay từ đầu.

Theo dõi qua ứng dụng

Các quốc gia này trước đây đã có kinh nghiệm với dịch Sars, một loại coronavirus chết người khác, và ngay lập tức nhận ra mối nguy hại lớn đối với sức khỏe và tầm quan trọng của việc cách ly xã hội.

Các nước châu Á cũng có kiến ​​thức và thói quen lâu đời trong việc sử dụng khẩu trang.

Vào ngày 20 tháng 1 năm nay, cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ đều báo cáo trường hợp bị nhiễm Covid-19 đầu tiên. Nhưng họ đã chiến đấu với sự lây lan của dich bệnh theo cách hoàn toàn khác nhau và hiện nay thì tình hình hai nước đã rất khác nhau.

Các nước châu Á vẫn hết sức cảnh giác. Khi một trường hợp Covid-19 được phát hiện, ngay lập tức tiến hành một cuộc kiểm tra mở rộng đối với tất cả những ai mà người đó đã tiếp xúc. Thậm chí toàn bộ khu dân cư và thành phố được xét nghiệm.

Thông qua các ứng dụng trên điện di động, người dân cũng có thể phát hiện những người không quen biết tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và tiếp xúc với những người khác khi họ chỉ gặp trong một cửa hàng nào đó hoặc những nơi tương tự.

Đội ngũ phục vụ cách ly tập trung

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất hiện nay là cách đối xử với du khách nước ngoài.

Ở hầu hết các quốc gia Châu Á mà tôi đã liệt kê, đều bắt buộc phải cách ly 14 ngày đối với những người đến từ nước ngoài. Ở đây chúng tôi không nói về việc tự nguyện cách ly tại nhà mà là các khách sạn hoặc chỗ ở tập trung đặc biệt mà nhà chức trách có quyền kiểm soát và nơi khách du lịch bị phong tỏa, không phân biệt hoàn cảnh khác nhau. Cứ ba lần một ngày nhà chức trách gõ cửa và cung cấp thức ăn.

Tất cả những người đến đều phải thực hiện kiểm tra nhiệt độ và xét nghiệm, ngay cả những người có kết quả âm tính cũng phải kiểm dịch bắt buộc.

Cách ly tập trung

Lây nhiễm từ nhập cảnh

Chúng ta nên xem xét ý tưởng về việc Thụy Điển cần có một chế độ tương tự như các nước Châu Á khi cho những người trở về sau kỳ nghỉ thể thao vào mùa xuân này và cho những công dân nước ngoài đến thăm Thụy Điển. Phải chăng khả năng lây nhiễm sẽ được giới hạn ở một mức độ rất lớn trong trường hợp này?

Vào tháng 2 năm nay, không có trường hợp lây nhiễm trong nước ở Thụy Điển. Tất cả các ca lây nhiễm vào trong nước đều từ nhập cảnh. Trường hợp đầu tiên là một du khách đến từ Vũ Hán, Trung Quốc rồi tự tìm đến trung tâm chăm sóc y tế.

Trong tháng 2 và tháng 3, hàng chục nghìn người Thụy Điển đã trở về nước sau các chuyến du lịch khắp thế giới. Một số người bị lây nhiễm mà không biết và những người khác bị bệnh rồi mà không biết. Ngoài lời kêu gọi của các cơ quan chức năng chú ý đến các triệu chứng và tự kiểm tra, nên rất ít phát hiện ra các ca bệnh.

Ngay cả những người trở về nhà sau một chuyến đi nước ngoài cũng không được yêu cầu kiểm dịch tự nguyện. Ngược lại, những người không có triệu chứng còn được khuyến khích đi làm và đi học.

Chúng ta phải trả giá

Ở một mức độ nào đó, chiến lược của Thụy Điển được hình thành trên cơ sở chúng tôi không có đủ năng lực để kiểm tra tất cả những người mà lẽ ra chúng tôi phải kiểm tra. Có thể Thụy Điển sẽ hành động khác nếu có đủ năng lực xét nghiệm, nhưng điều đó chắc chắn là không thể.

Chế độ nghiêm ngặt

Nhiều phương pháp được áp dụng ở các nước có mức độ lây lan thấp lại được coi là rất xa lạ ở phương Tây. Đặc biệt là trong một tình huống không chắc về mức độ nguy hiểm của coronavirus. Thì tự nguyện là không thể giải quyết.

Nhưng nếu bạn nhìn vào hiệu quả, thì chế độ nghiêm ngặt và kỷ luật của các quốc gia châu Á đã phát huy tác dụng tuyệt vời.

Một số quốc gia khác nổi bật là các láng giềng Bắc Âu của chúng tôi, những quốc gia không có mức độ lây lan thấp như Châu Á, nhưng số lượng lây nhiễm lại cực kỳ thấp so với Thụy Điển và phần còn lại của châu Âu. Làm thế nào họ thành công, trong khi Thụy Điển thất bại vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù một lời giải thích có thể là sự lây nhiễm cộng đồng lan rộng nhỏ hơn ở Thụy Điển, do đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh hơn.

Tác giả: Nhà báo Wolfgang Hansson Aftonbladet (tờ báo lớn nhất của Thủy Điển). Nguyễn Anh lược dịch.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều