+
Aa
-
like
comment

Báo Hàn bất ngờ ca ngợi Việt Nam là hình mẫu cường quốc

Tuệ Ngô - 06/12/2022 14:40

Mới đây, trước thềm chuyến thăm Hàn Quốc của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trang tin Good morning của Hàn Quốc đã cho đăng tải một bài xã luận rất đáng chú ý liên quan đến Việt Nam với tiêu đề xuất khẩu nông sản cao nhất mọi thời đại, Việt Nam – sự trỗi dậy nhanh chóng của thị trường thay thế Trung Quốc đã thu hút rất nhiều chú ý của dư luận.

Bài viết đã đi vào phân tích và những thành tựu phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua, trong đó tập trung vào những thành tựu của ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Bài viết ghi nhận Việt Nam hiện đã trở thành một cường quốc nông nghiệp đang trên đường hình thành một cường quốc, một trung tâm công nghiệp mới thay thế hoạt động sản xuất của Trung Quốc.

Cụ thể, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục, hơn 49 tỷ đô trong 11 tháng đầu năm nay, tăng 11,8% so với cùng kỳ 5 ngoái Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của nước này, chiếm 25% tổng số với các lô hàng trị giá 12,3 tỉ đô, trong khi các đơn đặt hàng từ nền kinh tế mạnh mẽ khác là Trung Quốc theo sau với 9,3 tỉ đô.

Tính theo châu lục thì châu Á đang chiếm 44,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tiếp theo là Châu Mỹ với 27,4% và cuối cùng là Châu Âu với 11,3%. Nhiều nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu trong năm nay tăng mạnh hơn bao giờ hết, trong đó bưởi tươi đã lần đầu tiên được xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ từ tháng 11 sau 6 năm đàm phán và sầu riêng tươi chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 9 cùng với chanh leo, khoai mỡ và yến sào.

Bài viết đăng tải trên Good morning của Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đá báo cáo rằng các cuộc đàm phán đang được Việt Nam tiến hành tương đối thuận lợi để tiếp tục mở rộng danh mục các sản phẩm nông nghiệp địa phương của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều đang hứa hẹn rất sáng cho nông sản Việt Nam, một cường quốc nông nghiệp mới của Châu á.

Theo Good morning, nổi dậy nhanh chóng như một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sẽ đạt trên 7% và Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như một trung tâm sản xuất mới thay thế hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.

Chỉ số phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 8,96% trong 11 tháng đầu năm nay, mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tính đến tháng 11, ước tính đạt 673,82 tỉ đô, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước và đã vượt qua kết quả cả năm 2021 là 668,5 tỉ đô và dự kiến hết năm sẽ đạt khoảng 720 tỷ đô.

Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay Seoul chiều 4.12

Hoạt động sản xuất và thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây đang bùng nổ nhanh chóng và đa dạng từ việc sản xuất các mặt hàng cấp thấp như dệt may, giày, dép đến các sản phẩm cấp trung và cấp cao như hàng điện tử, chip và thiết bị bán dẫn. Mặc dù gặp một vài thách thức do nhu cầu toàn cầu sụt giảm khiến cho các đơn hàng thiếu hụt trong những tháng cuối năm, nhưng không thể phủ nhận hoạt động công nghiệp và thương mại của họ đã vươn mình ra thế giới.

Ngành công nghiệp Việt Nam cũng đang cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng và tập trung vào ngoại thương với các nước lớn, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang là những thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kinh tế Việt Nam năm ngoái đã tăng 2,6% bất chấp dịch bệnh dự kiến sẽ tăng trên 7% năm nay. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.

Theo bài báo, Việt Nam thực sự đang thức dậy sau một giấc ngủ say, họ trông thịnh vượng và nhộn nhịp hơn nhiều so với mức thu nhập khiêm tốn chứ đầy tiềm năng và cơ hội. Và trong thành công ấy cũng có sự xuất hiện của Hàn Quốc, hiện là một trong những đối tác quan trọng nhất trên con đường thịnh vượng của Việt Nam.

Năm 1986, Việt Nam lần đầu tiên công bố chính sách Đổi mới, lúc đấy GDP của Việt Nam chỉ 96,7 tỷ đô. Tuy nhiên 20 năm sau, GDP của Việt Nam đã tăng chóng mặt, gấp gần 12 lần, từ 34 tỷ đô vào năm 2002 lên khoảng 390 tỷ đô vào năm 2022. Tổng sản phẩm quốc nội tăng vọt khiến GDP bình quân đầu người của họ cũng nhảy vọt từ 90 đô vào những năm 90 vào khoảng 4.000 đô vào cuối năm nay.

Hàn Quốc bắn 21 loạt đại bác, nghi thức cao nhất chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Tất nhiên, thành công của Việt Nam không thể không kể đến sự hỗ trợ rất lớn từ các chính sách kết nối, hỗ trợ từ rất nhiều quốc gia. Chẳng hạn như số liệu lũy kế vốn đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay thì Hàn Quốc dẫn đầu với 74.7 tỷ đô, Nhật Bản thứ 2 với 64.4 tỷ đô và Singapore thứ 3 với 64,36 tỉ đô.

Bên cạnh đó là sự mở cửa thị trường của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng là động lực lớn cho Việt Nam phát triển. Thương mại của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước xô đổ những kỷ lục mới tăng từ chỉ khoảng 200 triệu đô vào năm 90, hiện đã đạt trên 700 tỷ đô vào cuối năm nay.

Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam. Hiện tại, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đáng có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, tiếp tục thắt chặt quan hệ song phương. Trước đó, Bộ trưởng ngoại giao, Park Jin cũng đã đến thăm Việt Nam và nhất trí nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược hiện có giữa 2 nước nên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam sẽ là quốc gia duy nhất mà Hàn Quốc có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, qua đó các hợp tác đối ngoại 2 bên sẽ luôn đạt ở mức cao nhất. Và như những gì bài báo nêu bật lên về thành tựu của Việt Nam như một cường quốc xuất khẩu nông nghiệp, Hàn Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục là một “người bạn” giao thương quan trọng của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Tuệ Ngô (Theo Good Morning)

Bài mới
Đọc nhiều