+
Aa
-
like
comment

Báo Đức: Việt Nam trở thành người dẫn đầu nhờ vực dậy nền kinh tế một cách thần kỳ

Bảo Trâm - 28/05/2020 17:47

Mới đây, báo Deutsche Welle (DW) vừa đăng tải bài viết có tiêu đề “Coronavirus: Vietnam upbeat about economic recovery” (Tạm dịch: ‘Virus corona: Việt Nam lạc quan về triển vọng hồi phục kinh tế’) để nói về việc Việt Nam đã cố gắng vực dậy nền kinh tế một cách thần kỳ.

Cánh Cò xin phép được lược dịch nội dung bài viết được đăng tải trên DW:

Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái tại một số quốc gia láng giềng, Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay. Mục tiêu này vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công bố gần đây trong một hội nghị trực tuyến với sự góp mặt của hàng ngàn đại diện đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chính phủ Việt Nam hy vọng rằng nền kinh tế sẽ hưởng lợi từ thành công của cả nước trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Cho đến nay, Việt Nam vẫn duy trì được số ca nhiễm ở mức thấp (hơn 320 trường hợp) và 0 ca tử vong do COVID-19.

Việt Nam đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các quốc gia khác trên thế giới về cách xử lý dịch bệnh hiệu quả. Giờ đây, nền kinh tế Việt Nam đã được tái khởi động, và Chính phủ Việt Nam hy vọng rằng sự tín nhiệm mới đến từ thành công trong công cuộc chống COVID-19 sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Adam McCarty, trưởng bộ phận kinh tế của công ty tư vấn và nghiên cứu Mekong Economics, kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ bức phá vượt bậc nhờ thu hút được giới đầu tư khắp thế giới từ sự an toàn mà Việt Nam mang đến.

Có lẽ đây là bước ngoặt để Việt Nam rời khỏi nhóm các quốc gia như Campuchia, Philippines để gia nhập các quốc gia phát triển cao hơn như Thái Lan và Hàn Quốc, dù GDP của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức tương đương với các quốc gia này“, ông McCarty nhận định với DW.

Theo chuyên gia này, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới rằng nước này có khả năng xử lý một hiểm họa phức tạp và to lớn như cuộc khủng hoảng y tế Covid-19: “Việt Nam đã chứng minh rằng họ có thể xử lý tình hình tốt hơn Mỹ và hầu hết các quốc gia châu Âu. Đây chính là tín hiệu dành cho các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài“.

Việt Nam đang hy vọng có thể tiếp tục một xu hướng đã bắt đầu từ vài năm trước. Sau khi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng, một số công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Với lợi thế về lao động rẻ, dân số trẻ và môi trường đầu tư cởi mở, Việt Nam luôn được xem là điểm đến mới thay thế cho chuỗi sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc.

Ông Vũ Minh Khương, Phó Giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định rằng mục tiêu của Chính phủ Việt Nam “đầy tham vọng nhưng không hề phi thực tế“. Chia sẻ với DW, ông Khương cũng kỳ vọng rằng sẽ có thêm các khoản đầu tư và tái phân bổ của nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Hơn nữa, đại dịch đã củng cố các năng lực xã hội vàng tăng cường số hóa tại Việt Nam, chuyên gia này nhận định: “Nhờ đại dịch, Việt Nam đã đạt được tiến bộ nhảy vọt trong lĩnh vực chuyển đổi số. Tỉ lệ giao dịch trực tuyến trong các ngành dịch vụ công đã tăng từ 12% lên 24% trong vòng 2 tháng giãn cách xã hội“.

Ngoài ra, ông Khương cũng kỳ vọng rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ được thúc đẩy nhờ các khoản đầu tư lớn của chính phủ vào tiêu dùng tư nhân.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Deutsche Welle)

Bài mới
Đọc nhiều