+
Aa
-
like
comment

Báo Ấn Độ: Trung Quốc đáp trả lại sự thân thiện của Nga bằng việc tuyên bố chủ quyền với thành phố Vladivostok

10/07/2020 10:58

Mới đây, trên 1 bản tin Wion của Ấn Độ đã đưa ra thông tin về “sự thèm khát lãnh thổ của Trung Quốc”. Bản tin sau đó chỉ ra rằng mặc dù Nga là nước chịu ảnh hưởng nặng nề virus covid-19 từ Trung Quốc nhưng họ đã không đáp trả lại nước láng giềng bằng những lời chỉ trích và biện pháp cấm vận. Ngược lại, Trung Quốc lại “qua cầu rút ván” khi cố tình tuyên bố chủ quyền đối với một phần lãnh thổ thuộc Nga – thành phố Vladivostok. Cánh Cò xin trích nguyên văn bài báo:

Trung Quốc lại “qua cầu rút ván” khi cố tình tuyên bố chủ quyền đối với 1 phần lãnh thổ thuộc Nga – thành phố Vladivostok

Người ta sẽ nghĩ rằng một đất nước như Trung Quốc – đang bị bao vây bởi những thách thức và đối mặt với sự tức giận toàn cầu đối với sự bùng phát của coronavirus – sẽ làm mọi cách để giữ mối quan hệ gần gũi với những nước láng giềng bạn bè. Chẳng hạn như nước Nga, những người đã đứng lên vì Trung Quốc, khi mọi cánh cửa đều đóng sầm.

Nga là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi coronavirus, nhưng họ không đổ lỗi cho Trung Quốc. Họ đã không chỉ trích, không cấm vận Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông và đã không ‘nói lời nào’ với Huawei.

Và Trung Quốc đã đáp trả lại sự thân thiện đó bằng cách nào? Đó là tuyên bố chủ quyền đối với một thành phố của Nga.

Thật không hiểu được giới hạn của sự khao khát đối với lãnh thổ của Trung Quốc đang ở mức độ nào. Và thành phố chúng ta đang nói đến là Vladivostok – một thành phố của Nga mà trước kia từng thuộc về triều đại nhà Thanh. Nga nắm quyền kiểm soát thành phố này sau thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai. Trung Quốc nhượng lại khu vực cho Nga theo một hiệp ước mà họ đã ký năm 1860. Kể từ đó, Vladivostok đã thuộc về Nga với đầy đủ bằng chứng pháp luật. Nhưng Trung Quốc bác bỏ các hiệp ước đó. Vì vậy, bây giờ, các chiến binh sói của Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch chống lại Nga.

Nước Nga đã có Vladivostok trong 160 năm. Nước Nga đã biểu thị điều đó trong một bài đăng trên trang mạng xã hội của Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc. Một video về Vladivostok trên trang mạng xã hội Trung Quốc – Weibo. Đoạn video nói về việc kỷ niệm 160 năm thành lập Vladivostok.

Tuy nhiên, điều đó đã kéo theo một loạt những phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.

Cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng trên khắp các diễn đàn Weibo. Shen Shiwei – một nhà báo tại CGTN nói: “Đoạn tweet này của đại sứ quán Nga xâm phạm đến chủ quyền của Trung Quốc, nó không được chào đón trên Weibo. Lịch sử của Vladivostok là kể từ năm 1860 khi Nga (xâm chiếm) và xây dựng một bến cảng quân sự. Hai Shen Wai (Tên gọi Vladivostok của Trung Quốc) là vùng đất của Trung Quốc – trước khi Nga sáp nhập nó vào lãnh thổ của mình”.

Tàu thuyền trên khu vực vịnh Zolotoi Rog, thành phố Vladivostok, Nga

Tuyên bố này đã được lặp lại bởi một số nhà ngoại giao Trung Quốc.

Bây giờ, người Trung Quốc đang phàn nàn về sự sỉ nhục khi thua trận và yêu sách đất đai của các nước khác đối với “lãnh thổ của Trung Quốc”. Tuy nhiên, có lẽ họ chưa nhìn lại họ, bởi vì tốc độ và quy mô xâm chiếm đất các nước khác của Trung Quốc là chưa từng có. Xin dẫn chứng Trung Quốc đang tranh chấp đất ở ít nhất 21 quốc gia.

– Tại Philippines, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo Trường Sa (mà Philippin đang chiếm giữ của Việt Nam). Khi Tòa án Công lý Quốc tế đã bác bỏ yêu sách đó. Nhưng Trung Quốc không tuân theo phán quyết.

– Ở Indonesia, Trung Quốc tuyên bố quyền đánh bắt cá ở vùng biển gần các đảo của Indonesia.

– Trung Quốc cũng tham gia tranh chấp với Malaysia.

– Ở Lào, Trung Quốc tuyên bố những vùng đất giáp biên giới hai nước thuộc về chủ quyền lịch sử của họ.

– Ở Campuchia, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

– Tại Thái Lan, Trung Quốc đã nạo vét, xây đập trên thượng nguồn sông Mê Kông từ năm 2001.

– Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã đứng vững trước các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên đa số đảo (ở Trường Sa).

– Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đang tham gia tranh chấp đất đai với Nhật Bản. Quần đảo Senkaku và Ryu Kya là những điểm sáng lớn.

– Ở Bắc Triều Tiên, Trung Quốc có tranh chấp liên tục về núi Trường Bạch và sông Tuman.

– Ở Hàn Quốc, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các đảo trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Thậm chí Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Hàn Quốc trên cơ sở lịch sử.

– Trung Quốc cũng có tranh chấp đang diễn ra với Tajikistan bắt đầu từ năm 1884. Họ cũng đưa ra yêu sách đối với hơn 34.000 km2 đất ở Kazakhstan.

– Tại Kyrgyzstan, Trung Quốc nói rằng toàn bộ lãnh thổ phải là một phần của lục địa Trung Quốc. Năm 1999, họ đã buộc Kyrgyzstan phải bàn giao 1.250 km2 đất.

Và bây giờ là đến Nga. Trung Quốc tuyên bố ít nhất 160.000 km2 đất của họ mặc dù đã ký một số thỏa thuận. Vladivostok chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Đây là 13 nước trong số hàng chục nước khác. Vẫn còn có bảy nước như: Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Đài Loan, Brunei, Mông Cổ và Singapore… Trung Quốc đang thể hiện sự thèm khát lãnh thổ.

Trung Quốc cũng đã nhắm mục tiêu đến các tàu hải quân Nhật Bản. Họ đã đã lấn chiếm vùng đánh bắt thủy sản của Indonesia. Họ tiến hành các cuộc tập trận không chính đáng gần Đài Loan. Họ đã triển khai các tàu thăm dò gần Indonesia. Họ đã đặt tên Trung Quốc cho các đảochiếm giữ phi pháp (của Việt Nam).

Tóm lại, Trung Quốc đang có một cơn đói nguy hiểm đối với đất đai thuộc về nước khác. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không có bộ lọc. Ngay cả đối với Nga của Vladimir Putin.

HV (Lược dịch theo Wion)

Bài mới
Đọc nhiều