+
Aa
-
like
comment

Báo Ấn Độ: Không chịu đổi mới, Ấn Độ đã dần thua xa Việt Nam

Bảo Trâm - 09/09/2020 09:32

Theo Indian Express, ngủ quên trong chiến thắng vì nghĩ rằng bản thân là miếng bánh ngon trong việc đầu tư thu hút FDI khi Trung Quốc bị hạ bệ, Ấn Độ giờ đây đang thua xa Việt Nam về mọi mặt (FDI lẫn xuất nhập khẩu).

Đầu 2020, bằng việc thu hút FDI cao kỷ lục đạt mức kỷ lục 49,97 tỷ USD, Ấn Độ dường như đã hoàn toàn bỏ qua sức mạnh ngày càng tăng của Việt Nam. Trong một thập kỷ qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 18% so, trong khi con số Ấn Độ đạt được chỉ ở mức 5%.

Tương tự, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 47 tỷ đô la vào năm 2019, so với mức thâm hụt thương mại (*) là 13 tỷ đô la vào năm 2010. Còn thâm hụt thương mại của Ấn Độ trong giai đoạn này đã tăng lên 156 tỷ đô la, một con số cao đến mức đáng báo động.

Năm 2029, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 42% máy móc và thiết bị điện đến thế giới. Trong đó Mỹ, UAE và Áo là những thị trường chính cho điện thoại di động của Việt Nam trong năm 2019 với 40% thị phần.

Ngược lại, Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sản xuất công nghệ thấp như nhiên liệu khoáng, ngọc trai, máy móc, hóa chất hữu cơ. Tỷ trọng xuất khẩu công nghệ cao của Ấn Độ chỉ ở mức 9% trong năm 2018 so với Việt Nam có 40% thị phần. Các hiệp định thương mại mới được phê chuẩn của Việt Nam với EU đã cho phép các nhà sản xuất châu Âu đầu tư vào Việt Nam, khiến Ấn Độ mất thị phần EU hơn nữa. Từ năm 2009-2018, xuất khẩu của Ấn Độ sang EU chỉ tăng 1,6 lần so với 4,4 lần của Việt Nam.

Theo Indian Express, rõ ràng Ấn Độ đã thua xa Việt Nam trên mọi mặt trận kinh tế, cho dù FDI Ấn Độ có cao hơn nữa cũng khó có thể kéo Ấn Độ bứt phá hơn với Việt Nam.

Công xưởng may mặc tại Ấn Độ

Với mong muốn khôi phục nền tảng đã mất, Ấn Độ cần phải xem xét lại nhiều chính sách: từ chính sách sản xuất quốc gia ban đầu cho đến sản xuất tại Ấn Độ ngày nay. Nó cũng cần phải tăng tốc độ phản ứng của mình với bối cảnh toàn cầu đang phát triển. Một trong những phẩm chất có lợi cho Việt Nam là khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi thương mại toàn cầu và đưa ra mức thuế doanh nghiệp hấp dẫn cho các doanh nghiệp lớn có kế hoạch chuyển địa điểm, mà điều này Ấn Độ lại không hề có, theo Indian Express.

Việt Nam đã đưa ra hai mức thuế suất ưu đãi chung là 10% và 20% cho các dự án sản xuất lớn đủ điều kiện trong 15 năm và 10 năm. Ngược lại, Ấn Độ đưa ra mức thuế suất 40% cho các công ty nước ngoài và các chi nhánh của họ. Chênh lệch cao khiến Ấn Độ mất dần đối tác.

Trong sáu tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 3%, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ âm 24% trong cùng thời kỳ.

Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hằng năm của Việt Nam chứng kiến mức tăng 3%, trong khi Ấn Độ tăng trưởng âm 24% trong cùng kỳ

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thông qua các cảng biển trong khi mặc dù có kích thước bờ biển gấp đôi nhưng Ấn Độ đã không sử dụng thành công do vấn đề nạo vét. Để cạnh tranh với các đối thủ châu Á, Ấn Độ cần các hiệp định thương mại tự do mới, môi trường kinh doanh ổn định, kết nối chặng cuối và lao động chất lượng chi phí thấp. Chỉ khi đó, nó mới có thể thu hút các công ty toàn cầu đặt nhà máy của họ tại đây.

Giờ đây, Ấn Độ cần nhìn theo Việt Nam mà thay đổi ở nhiều mặt mới mong có thể tiến bước phát triển như Việt Nam, theo Indian Express.

Thâm hụt thương mại xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Thâm hụt thương mại thường có tác động ngược lại đến tỉ giá hối đoái. Khi nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, nhu cầu về tiền tệ của một quốc gia cho thương mại quốc tế sẽ thấp hơn. Nhu cầu tiền tệ thấp hơn làm cho nó ít có giá trị hơn trên thị trường quốc tế.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Indian Express)

Bài mới
Đọc nhiều