+
Aa
-
like
comment

Bangkok Post: “Indonesia cần ít nhất 5-10 năm nữa nếu muốn thắng Việt Nam!”

Bảo Trâm - 08/07/2020 12:38

Đó chính là nhận xét mà trang Bangkok Post dành cho Indonesia vào ngày 8/7. Trang Bangkok Post cũng thẳng thắn cho rằng Indonesia có quá nhiều nhược điểm, thiếu an toàn để các “ông lớn” lựa chọn làm điểm đến khi rời khỏi chuỗi cung ứng sản xuất Trung Quốc.

Mặc dù đã trực tiếp đàm phán với Mỹ, yêu cầu các doanh nghiệp toàn cầu chọn Indonesia làm điểm đến mới. Đồng thời lập ra đội chuyên trách chịu trách nhiệm thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc. Nhưng Indonesia vẫn thất bại bẽ bàng khi làn sóng dịch chuyển sản xuất vẫn chọn Việt Nam làm điểm đến an toàn.

Từ đầu năm đến nay, Indonesia vô cùng tích cực trong việc tìm kiếm nhà đầu tư khi Covid-19 dự kiến sẽ làm suy thoái kinh tế quốc gia này. Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nơi có 270 triệu dân, trước đó tăng trưởng GDP tương đối ổn định. Không may, họ gặp phải sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại vì đại dịch Covid-19.

Cuối cùng, Ủy ban điều phối đầu tư Indonesia (BKPM) đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để thu hút đầu tư bên ngoài. Họ được cho là đang đàm phán với các công ty Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc về việc di dời đến các khu công nghiệp đang được phát triển ở Trung Java.

Vậy mà theo báo cáo, chỉ có khoảng 17 công ty đang tìm cách mở các cơ sở tại Indonesia. Dữ liệu từ BKPM cho thấy các công ty này sẽ mang lại tổng vốn đầu tư 37 tỷ USD và sử dụng 112.000 người lao động.

Khoe khoang thu hút được 17 công ty, nhưng rõ ràng Indonesia vẫn thua kém Việt Nam quá xa trong việc thu hút đầu tư. Nếu muốn thắng Việt Nam, Indonesia chắc chắn phải cải tổ khá nhiều thứ và hơn hết là khống chế thành công Covid-19 trước”, trích từ nhận xét của Bangkok Post.

Được biết tại Việt Nam hiện có 1.212 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,4 tỷ USD, giảm 11,1% về số dự án và tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 436 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31,4%; có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD, giảm 60,9%.

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 715 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,2 tỷ USD và 2.813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,8 tỷ USD.

Đương nhiên con số này vượt xa Indonesia. Để đuổi kịp thì Indonesia cần ít nhất 5-10 năm nữa”, theo Bangkok Post.

Ngân hàng Thế giới đã xếp Indonesia ở vị trí 73, đứng sau các nước láng giềng Singapore (2), Malaysia (12) và Thái Lan (21), và Việt Nam (70) về mức độ dễ dàng kinh doanh. Các cuộc điều tra khác nhau cũng chỉ ra rằng năng suất sản xuất của Indonesia kém hơn so với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Mặc dù nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất ở châu Á ra ngoài Trung Quốc đại lục, Indonesia có lợi thế khi mức lương sản xuất tương đối thấp và lực lượng lao động quy mô lớn. Nhưng so với những chính sách của Việt Nam, độ an toàn, kết hợp với việc vừa thành công ký kết Hiệp định EVFTA thì Indonesia vẫn còn kém xa về nhiều mặt.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Bangkok Post)

Bài mới
Đọc nhiều