+
Aa
-
like
comment

Bán xăng giả, nhóm cán bộ quốc phòng bị đề nghị truy thu 728 tỉ đồng

Hồng Anh - 31/12/2019 10:52

Mặc dù đạt nhiều thành tựu trong hơn một năm qua (giữ lạm phát thấp, nới lỏng cho vay,…) nhưng với tình hình tới đây, áp lực lên chính sách tiền tệ Việt Nam vẫn sẽ rất lớn. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói hôm 25/7, chưa bao giờ NHNN điều hành khó như hiện nay, khó như thời điểm cuối năm 2022, mức độ gay gắt đã hơn nhiều.

Chưa bao giờ NHNN điều hành khó như hiện nay, khó như thời điểm cuối năm 2022, mức độ gay gắt đã hơn nhiều

Xung đột nước lớn đã lan đến chính sách tiền tệ

Năm 2023 mọi cơn bão tưởng chừng như đã qua, lãi suất của Fed thì sắp đạt đỉnh, lạm phát tại nhiều quốc gia cũng đã giảm. Thế nhưng xung đột chính sách tiền tệ giữa hai đối tác kinh tế hàng đầu Việt Nam lại gay gắt hơn.

Về phía Mỹ, trong cuộc họp ngày 25-26/7, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã tăng lãi suất 0,25%, đưa mức lãi suất mục tiêu lên 5,25-5,50%, mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2001. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh rằng trong tương lai, FOMC sẽ tiếp tục theo dõi các chỉ số để đưa ra các quyết định phù hợp về chính sách, ông khẳng định sẽ không có một đợt cắt giảm nào trong năm 2023.

Nhìn lại thời gian qua, cuộc chiến Nga-Ukraine, đồng yên bị phá giá và Trung Quốc bị đình trệ kinh tế, cộng thêm việc lãi suất ở Mỹ cao và nền kinh tế Mỹ vẫn đứng vững hơn so với phần còn lại của thế giới, đã khiến dòng tiền từ Âu – Nhật – Trung chảy mạnh về Mỹ. Bằng chứng là thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng mạnh bất chấp lãi suất ở Mỹ liên tục leo cao. Nhìn một cách tổng thể, lãi suất tăng lại đang có lợi hơn là có hại với nền kinh tế Mỹ, và do đó Fed có thể sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong một thời gian dài để giữ dòng vốn này ở lại trong nước.

Trên thực tế, Fed không chỉ muốn kiểm soát lạm phát mà cũng như bao NHTW khác cũng muốn chính sách tiền tệ của mình có thể trợ lực cho nền kinh tế. Và việc giữ lại dòng vốn ở Mỹ càng lâu càng giúp cho kinh tế Mỹ đứng vững.

Điều này đặt ra yêu cầu buộc Việt Nam cũng cần giữ lãi suất đủ cao (không được giảm quá nhiều) để thu hút và giữ chân dòng vốn FDI.

Có những cơn sóng ngầm trong chính sách tiền tệ của Mỹ và Trung Quốc

Nhưng vấn đề không chỉ có thế, đặc biệt là khi nhìn về phía Trung Quốc. Quốc gia tỷ dân hiện đang chịu tác động của việc rút vốn, sự tách rời khỏi nền kinh tế Mỹ, và suy thoái ở nhiều thị trường xuất khẩu chủ chốt, khiến kinh tế Trung Quốc đang đứng bên bờ vực giảm phát. Để cứu vãn tình hình, một trong những chiến lược kinh tế Trung Quốc giai đoạn tới sẽ giữ lãi suất rất thấp để kích thích chi tiêu, điều này dẫn tới một tình trạng là đồng nhân dân tệ lao dốc.

Đồng nội tệ lao dốc có lợi là khiến hàng hóa các nước nhập khẩu vào Trung Quốc chịu sức ép phải rẻ đi, có lợi cho người tiêu dùng Trung Quốc. Hàng Việt Nam do thanh toán bằng đồng USD, nên sẽ khiến hàng Việt nhập vào thị trường này có giá bán cao, khó được khách hàng Trung Quốc chấp nhận. Điển hình năm 2018 các hợp đồng xuất khẩu hạt điều nhân sang Trung Quốc đã bị phía các công ty nhập khẩu nước này ép giá giảm 3%. Coi như các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của doanh nghiệp Việt phải chịu thiệt chi phí này để giữ thị trường.

Chưa kể, việc đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ còn làm hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc có sức cạnh tranh hơn. Lạm phát tại Trung Quốc tháng 6 vừa qua đã giảm về 0%, càng là động lực để Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ thêm lãi suất, thậm chí phá giá đồng nội tệ để kích thích kinh tế.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Và việc chính sách của hai nền kinh tế này ngược chiều nhau và có xu hướng duy trì trong một thời gian dài, sẽ làm chính sách tiền tệ Việt Nam chịu áp lực rất lớn. Bởi trong khi phải giữ lãi suất đủ cao để thu hút và giữ chân dòng vốn FDI thì Việt Nam cũng cần hạ lãi suất đủ thấp để đảm bảo hàng hóa giá cạnh tranh.

Nhưng quan trọng hơn nước ta còn đang gặp khó khăn khi ngân hàng thừa tiền mà tín dụng không thẩm thấu được vào nền kinh tế. Bởi chính sách tiền tệ của NHNN dù có linh hoạt đến đâu, ngăn chặn những tác động bên ngoài tốt như thế nào mà tín dụng trong nước không tăng trưởng, dòng tiền không đi vào vận hành, thì kinh tế sẽ không thể đi lên được.

Nhìn chung Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Một mặt phải cân đo đong đếm, linh hoạt với hai xu hướng trái chiều từ bên ngoài. Mặt khác phải tìm cách khơi thông dòng vốn đang bị nghẽn trong nước. Thế nên có thể hiểu được vì sao mà những khó khăn trong năm 2023 không kém hơn những gì đã diễn ra trong năm 2022.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều