+
Aa
-
like
comment

Bản đồ gây hoang mang về ‘đường lây virus corona toàn cầu’ hóa ra là thất thiệt

Cánh Én - 20/02/2020 06:34

Một bản đồ mô tả sai lệch về sự lan truyền của virus corona lan truyền trên Internet gây ra những nhầm lẫn tai hại trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Khi các nhà khoa học đang làm việc chăm chỉ để theo dõi và ngăn chặn sự lây lan của virus corona chết người, thì những thông tin sai lệch về sự lây lan của virus trên toàn cầu lấn át trên Internet, gây ra không ít vấn đề, BBC cho biết.

Đó là loại bản đồ phổ biến trên Internet cho du khách hàng không toàn cầu được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua, nhưng được mô tả không chính xác bởi các trang web tin tức trên toàn thế giới.

Bản đồ được đăng tải kèm theo các bài viết có tiêu đề như “Bản đồ mới cho thấy không có quốc gia nào an toàn với virus corona”, hay “Bản đồ kinh hoàng cho thấy hàng nghìn du khách từ Vũ Hán đã lây lan virus corona đến 400 thành phố trên toàn thế giới”.

Nó bắt đầu thế nào?

Đầu tháng này, Dự án Dân số Thế giới, Đại học Southampton, Anh đã công bố một nghiên cứu dự đoán những nơi mà người từ Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh đã đi du lịch trong 2 tuần trước khi thành phố bị phong tỏa.

Vi sao tam ban do sai lech dang so khien TG mac lua ve virus corona hinh anh 1 z_corona_1.png
Một bài đăng trên Twitter của The Sun kèm theo bản đồ sai lệch về sự lây lan của virus corona. Ảnh chụp màn hình.

Nghiên cứu thu thập dữ liệu du lịch hàng không và điện thoại di động của cư dân Vũ Hán từ những năm trước. Nghiên cứu ước tính gần 60.000 người từ Vũ Hán có thể đã đi đến gần 400 thành phố trên toàn thế giới, trước khi chính quyền áp dụng lệnh phong tỏa.

Các nhà nghiên cứu đã đăng những nghiên cứu của họ lên Twitter, trong đó có bản đồ minh họa du lịch hàng không toàn cầu. Tuy nhiên, họ đã không giải thích bản đồ không phải là một phần của nghiên cứu, dẫn đến hiểu nhầm tai hại.

Một số người dùng Twitter đã đặt câu hỏi, rằng các đường màu đỏ chỉ đường bay trên toàn thế giới có phải là đại diện cho kết quả nghiên cứu của họ. Nhóm nghiên cứu trả lời không và nói rằng đó là một phần các bài đăng nhằm thể hiện phạm vi của mạng lưới hàng không toàn cầu và đã xóa tweet.

Nhưng bằng cách nào đó, từ bài đăng này, một câu chuyện không chính xác đã lan truyền trên Internet, văn phòng báo chí của trường đại học nói với BBC News.

Những gì xảy ra tiếp theo?

Bản đồ dường như được xuất hiện lần đầu trên một số cơ quan báo chí Australia. Nó cũng xuất hiện trên các báo điện tử như The Sun, Daily Mail và Metro. Kênh truyền hình 7 News của Australia đã sử dụng bản đồ này trong một cuộc thảo luận và đăng một video có nội dung liên quan, đã thu hút được 7 triệu lượt xem.

Sự cẩu thả của nhóm nghiên cứu khi đăng bài viết lên mạng xã hội làm phức tạp thêm cuộc chiến chống tin giả trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Ảnh: The Star.

Thậm chí còn cho biết bản đồ dự đoán sự lây lan toàn cầu của virus. Những đường màu đỏ được mô tả là đại diện cho 5 triệu cư dân Vũ Hán đã chạy trốn khỏi thành phố. Trong thực tế, những đường màu đỏ hiển thị đường bay trên toàn thế giới.

Trong khi đó, thị trưởng Vũ Hán cho biết 5 triệu cư dân đã rời khỏi thành phố trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hầu hết đều ở lại Trung Quốc.

7 News đã xóa bản đồ khỏi bài viết của họ, nhưng nó vẫn còn tồn tại trên nhiều trang mạng tin tức về câu chuyện bằng tiếng Arab, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, thậm chí cả tiếng Việt.

Chưa dừng lại ở đó, thông tin sai lệch về câu chuyện này tiếp tục được một khách mời nói với người dẫn chương trình của chương trình phát thanh Glenn Beck, rằng các nhà nghiên cứu đã theo dõi điện thoại di động của 60.000 người rời khỏi Trung Quốc để tạo ra bản đồ.

“Bản đồ đó thật đáng sợ”, ông nói.

Bài mới
Đọc nhiều