+
Aa
-
like
comment

Bản chất khủng bố của các đối tượng trong vụ án Đồng Tâm

Minh Khuê - 08/09/2020 15:00

Sáng 7/9/2020, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). 29 bị cáo bị đưa ra xét xử đều là người nhà của chủ mưu Lê Đình Kình, và đều trú tại thôn Hoành và thôn Đồng Mít (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức). 25 bị cáo bị truy tố về tội danh “Giết người”, bốn bị cáo còn lại bị truy tố tội “Chống người thi hành công vụ”. Một con số đáng buồn cho lịch sử ngành tư pháp Việt Nam…

Các bị cáo tại phiên tòa sáng 7/9.

Theo cáo trạng của VKSND Hà Nội, cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm) là đất quốc phòng, được Thanh tra TP. Hà Nội và Chính phủ kết luận. Do có nhiều sai phạm của các cán bộ xã, huyện đã dẫn đến tranh chấp, các cán bộ này đều đã bị xử lý, thậm chí truy tố hình sự, cơ quan chức năng cũng đã đối thoại để người xã Đồng Tâm hiểu, tuân thủ pháp luật. Hiểu rất rõ điều này, nhưng Lê Đình Kình (SN 1936) và con trai là Lê Đình Công, cùng những đối tượng khác như Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển đã thành lập “Tổ đồng thuận” nhằm mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia chác. Các đối tượng, dù chưa hề sử dụng đất tại đồng Sênh, lại không ngừng kích động, lôi kéo người dân xã Đồng Tâm “đấu tranh để giữ đất”, ngay cả sau vụ việc bắt giữ con tin 22 chiến sĩ cảnh sát cơ động trong năm 2017.

Đầu tháng 1/2020, khi biết Công an TP. Hà Nội phối hợp Quân chủng Phòng không – Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, “Tổ đồng thuận” do Lê Đình Kình cầm đầu đã góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng làm 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi, mua pháo… và tổ chức họp mặt tại nhà của Lê Đình Kình để chỉ đạo đối phó, giết hại công an. Thậm chí, trên trang mạng xã hội, các đối tượng này còn đăng tải bài viết với nội dung “Chúng tôi xin thề rằng, nếu chúng tôi không giết được từ 300 đến 500 thằng thì chúng tôi không phải là dân Đồng Tâm nữa”, hay “Có tới 200 lít xăng; 20 bình gas mới tinh và còn có cả các loại thuốc nổ, bởi chúng tôi gần xưởng sản xuất thuốc nổ”.

Rạng sáng 9/1, khi lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà Kình khoảng 50 m) để bảo vệ mục tiêu thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động. Các đối tượng dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công, khiến 3 chiến sĩ công an là Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy Phạm Công Huy và Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân bị rơi xuống hố do các đối tượng đào sẵn. Khi đó, đối tượng Lê Đình Chức (40 tuổi) và Lê Đình Doanh (32 tuổi, cả hai đều là cháu Lê Đình Kình) đã đổ xăng phóng hỏa khiến cả ba đồng chí hy sinh do ngạt khí và bị thiêu cháy. Ngay lúc này, tổ công tác phát hiện thấy Lê Đình Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã bắn ti êu diệt. 29 đối tượng, trong đó có Lê Đình Công, sau đó đều đã bị bắt giữ điều tra.

Chân dung đối tượng Lê Đình Kình khi còn sống.

Bản chất khủng bố của các đối tượng tại xã Đồng Tâm

Dựa trên cáo trạng của VKSND TP. Hà Nội, có thể thấy các đối tượng trong vụ án đã thực hiện hàng loạt những hành vi man rợ, mất nhân tính, lộ rõ bản chất khủng bố. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, Chống Khủng bố năm 2013, tội phạm khủng bố được hiểu như sau: một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:

a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Với thực tế bản thân không có tranh chấp tại đồng Sênh, nhưng các đối tượng lại tổ chức gây rối, lôi kéo kích động phá hoại, gây hoang mang cho người dân xã Đồng Tâm nói riêng, và nhân dân cả nước nói chung,  hành vi của các đối tượng đã có dấu hiệu của tội phạm khủng bố, quy định tại điểm d) và đ) của Luật Phòng, Chống Khủng bố 2013.

Xét cơ số vũ khí nóng và lạnh mà các đối tượng này chế tạo, tàng trữ (10 trái lựu đạn, 85 chai bom xăng, pháo và hàng chục giáo mác tự chế), các đối tượng cũng đã vi phạm điểm c) của bộ luật: “Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ…”

Đáng buồn hơn, khi ra tay sát hại nhẫn tâm ba chiến sĩ công an, các đối tượng này đã phạm vào tội ác lớn nhất, tước đoạt sinh mạng của ba con người. Đáng nói, có đến 4 trong số 29 đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự về tội Giết người, Trộm cắp, Đánh bạc… đủ để thấy bản chất của các thành viên “Tổ đồng thuận” là những con người như thế nào.

Đối tượng Lê Đình Công (con trai Lê Đình Kình) tại tòa án.

Pháp luật của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Việt Nam, đều xem khủng bố là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Với những tội ác mà chúng đã gây ra, 29 đối tượng của vụ đại án Đồng Tâm, nhìn nhận cho đúng, là những tên khủng bố đội lốt “người dân xã Đồng Tâm”.

T.H.

Bài mới
Đọc nhiều