+
Aa
-
like
comment

Bản chất của những “con buôn chính trị”

Bảo An - 08/07/2020 18:04

Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Quốc Đức Vượng về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Và như thường lệ, những “con buôn chính trị” lại lên mặt ca thán, xuyên tạc bản chất vụ án và vu khống Đảng, Nhà nước.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Đức Quốc Vượng vẫn có thái độ không hợp tác, không ăn năn hối cải

Nguyễn Đức Quốc Vượng sinh năm 1991, trú tại thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Là một lao động tự do nhưng thay vì chăm chỉ làm ăn, Vượng lại trở thành “con buôn chính trị”, nối gót những kẻ núp danh dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước. Không chỉ dừng lại ở việc tụ tập đông người gây mất trật tự về an ninh xã hội, Vượng còn sử dụng mạng xã hội lan truyền, rêu rao những quan điểm, nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, bôi nhọ chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 23/9/2019, Nguyễn Đức Quốc Vượng bị bắt tạm giam để phục vụ hoạt động điều tra. Ngày 07/7/2020, TAND tỉnh Lâm Đồng tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên án 8 năm tù đối với Nguyễn Đức Quốc Vượng. Đây là bản án nghiêm khắc, tưng xứng với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.

Bản chất của những “con buôn chính trị”

Vẫn theo quy luật chung, khi cơ quan tố tụng xử lý đối với các đối tượng chống phá chính quyền, các đối tượng núp danh dân chủ, nhân quyền lại nhao nhao khóc mướn cho kẻ bị xử lý. Những hành động “khóc thương” của những nhà dân chủ tưởng chừng như đầy đạo đức, đầy nhân nghĩa.Vậy nhưng không, tất cả cũng chỉ là hành động “đầu cơ chính trị”.

Ở nước ta, dân chủ, nhân quyền đã trở thành một nghề kiếm cơm của một số thành phần tha hóa, biến chất, chống đối chính quyền. Trong công việc này, việc mà các đối tượng cần thực hiện là làm sao để khiến cho hình ảnh của Đảng, Nhà nước Việt Nam trở nên thật xấu xí, thật đen tối; làm sao để cho người dân hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong cuộc đua này, người nào chống phá càng quyết liệt, khả năng xuyên tạc càng thâm sâu thì sẽ càng nhận được nhiều nguồn tài trợ. Thậm chí, nếu có những thành tích chống phá nổi bật sẽ có cơ hội nhận được những cái gọi là “giải thưởng quốc tế nhân quyền” với khoản tiền thưởng kếch xù (thực chất, các giải thưởng này là một hình thức để chống lưng, tạo thanh thế cho các đối tượng chống đối và đồng thời là một phương thức hợp thức hóa việc chuyển tiền phục vụ các đối tượng tiếp tục tiến hành chống đối).

Để “có name”, có tiếng và đồng thời cũng “có miếng” trong giới dân chủ, các đối tượng không từ bất cứ thủ đoạn gì để đánh bóng tên tuổi. Trong đó, việc xuyên tạc bản chất các vụ án, đặc biệt là với những vụ án liên quan đến tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, và thương vay khóc mướn cho những kẻ phạm tội khi bị “sa lầy” vào guồng quay tố tụng là một thủ đoạn thường dùng. Đằng sau việc ca ngợi những kẻ bị xét xử, mục đích chính là để đánh bóng tên tuổi của bản thân và chống phá chính quyền.

Không được đánh lận bản chất

Trong các vụ án xét xử những đối tượng liên quan đến an ninh quốc gia, một điểm trùng hợp là các bị can đều tự nhận, tự khoác lên mình bộ áo “yêu nước”. Tất cả đều là một sự ngụy biện vô cùng kinh khủng.

Yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân Việt Nam. Không ai cấm người dân yêu nước và đồng thời không một ai, một thế lực nào có thể ngăn chặn lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị hiện nay lại đang rêu rao, reo rắc những luận điểm, cách nhìn nhận lệch lạc về những giá trị của lòng yêu nước. Một mặt, các đối tượng đòi xét lại lịch sử dân tộc, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đòi tiến hành đa nguyên, đa đảng theo mô hình phương Tây để “lòng yêu nước” được “tôn trọng”. Cùng với đó, các đối tượng kích động sự thù hằn dân tộc, đòi Việt Nam phải “chơi” với nước này, phải “tách bạch” với nước kia trong các mối quan hệ quốc tế. Khi những yêu sách phi lý không được chấp nhận, các đối tượng đẩy mạnh các hoạt động chống phá, đả kích, phỉ báng chính quyền.

Quay lại với trường hợp của Nguyễn Đức Quốc Vượng, Việt Tân cùng một số đối tượng khác đang đẩy mạnh việc đăng tải thông tin hòng “rửa tội” cho Vượng. Không biết trích dẫn từ đâu nhưng các đối tượng đang lan truyền nhanh thông điệp (được cho là của Vượng): “đối với lương tâm, tôi thấy không có tội”. Một kẻ phỉ báng chính quyền, một kẻ có đến 98 video livestream (phát trực tiếp) tương đương 110 giờ phát sóng, 366 bài viết có nội dung thể hiện quan điểm, ý thức xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, chống Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nói xấu, nói không đúng sự thật, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước… (366 bài viết và 14 video do bị cáo viết và đăng tải dưới dạng status, livestream trên Facebook được Sở Thông tin và truyền thông kết luận có nội dung vi phạm pháp luật) nhưng lại tự cho mình là trong sạch thì quả thực là lạ lùng. Thế mới thấy, sự cứng đầu, bất tuân pháp luật của những “con buôn chính trị” là rất khó sửa đổi.

Không chỉ có Nguyễn Đức Quốc Vượng mà còn tồn tại không ít kẻ khác đang kiếm sống bằng nghề chống phá chính quyền dưới vỏ bọc đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, “lòng yêu nước”. Tuy nhiên, bản chất sai trái của các đối tượng sẽ không thể bao biện dù với bất cứ lỳ do gì.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều