Bản án “chí mạng” dành cho ông Đinh La Thăng
Dạo gần đây, vụ án thứ 3 xét xử ông Đinh La Thăng lại gây xôn xao dư luận khi liên quan đến tội danh Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Và gần đây nhất là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Sau một thời gian dài xét xử tội trạng ngày càng nhiều nhưng mức án cao nhất ông Thăng nhận có thể là 30 năm. Liệu đây có phải là một hình phạt thích đáng dành cho ông Thăng?
Lật lại các vụ án từ năm 2017, ông Đinh La Thăng được tuyên cả hai bản án mức phạt tù đã là 30 năm nhưng khi đến vụ xét xử ngày 19/11 thì tổng mức án phạt vẫn có thời hạn vẫn như cũ. Chắc chắn nhiều người sẽ có cùng thắc mắc giống tôi, tại sao mức án phạt cao nhất chỉ là 30 năm tù trong khi thiệt hại mà ông Thăng để lại là hơn 1000 tỷ đồng thất thoát ngân sách nhà nước?
Trước tiên, cần phải xem xét rõ các tội trạng mà ông Thăng đã vi phạm đang ở mức độ nào và mức hình phạt này đã thực sự hợp lý chưa. Mặc dù đã đứng ở một vị trí cao có địa vị, có tiền bạc nhưng chính sự cám dỗ vật chất đã khiến ông bất chấp các hành vi sai trái. Nói về tội danh của ông Thăng thì đây không phải là tội có mức án phạt chung thân hay tử hình mà sẽ phạt tù có thời hạn. Nhưng theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì mức phạt tù có thời hạn cao nhất sẽ là 30 năm. Thiệt hại về tài sản thì dù là bao nhiêu vẫn có thể bù đắp, bồi thường lại được, theo riêng tôi thì mức độ tội mà ông Thăng vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng cần phải loại bỏ khỏi xã hội.
Xét đến tội trạng cũng cần xét cả công lao của ông Đinh La Thăng trong suốt quá trình công tác. Ông Thăng đã có nhiều đề xuất giảm bớt áp lực giao thông giờ tan tầm trong thời gian đương nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải. Tiêu biểu là việc xử lý nghiêm các hành vi đua xe trái phép cũng như việc khuyến khích cán bộ công nhân viên sử dụng phương tiện công cộng nhằm hạn chế áp lực giao thông giờ tan tầm. Theo đánh giá của riêng tôi, đây là một trong những hành động mang lại hiệu quả thực tế mà ông Thăng đã đóng góp được.
Thêm nữa, phát xét đến góc độ tuổi thọ trung bình của mỗi người thì chúng ta sẽ hiểu thêm một phần nào tinh thần của các nhà làm Luật Việt Nam. Nói đơn giản, đời người có được bao nhiêu lần 30 năm? Tôi tin rằng thời gian nửa đời còn lại sống trong tù sẽ là những năm tháng để ông Thăng ngồi suy ngẫm lại những việc làm của mình. Có thể không còn cơ hội để sửa đổi nhưng đây sẽ là thời gian mà ông Thăng phải chịu sự chất vấn lương tâm. Không có bản án nào nặng bằng bán án lương tâm của mỗi người. Ở độ tuổi xế chiều, hơn 60 tuổi vướng vào vòng lao lý thì 30 năm hay 50 năm có gì khác nhau đâu. Ở nhiều quốc gia khác, khi không tuyên án tử hình thì tòa sẽ tuyên án phạt lên đến mấy trăm năm. Thử hỏi ai có thể sống đến từng tuổi ấy để lĩnh án, bản án tuyên phạt theo đúng hình thức như thế sẽ không phù hợp với thực tế.
Việc tuyên mức án có thời hạn đồng thời thể hiện tính nhân đạo của Luật pháp Việt Nam, giúp phạm nhân vẫn còn tia hy vọng. Bạn biết đó, khi bạn làm việc xấu xa nhưng lại nhận được sự đối đãi tử tế thì liệu lương tâm bạn có yên ổn? Đây mới chính là hình phạt nặng nề nhất mà tôi nghĩ ông Thăng sẽ phải chịu. Hơn nữa, trong suốt quá trình xét xử các vụ án trước đó, ông Thăng cũng tự nhìn nhận những sai lầm của mình không bao biện, không trốn tránh. Ông cũng mong HĐXX xem xét để có đường lối xử lý có tình có lý, tính nhân văn nhân đạo, để có đủ thời gian chấp hành các án phạt, “để trước khi nhắm mắt xuôi tay cũng được công nhận là đã hoàn thành nhiệm vụ”. Điều này chứng tỏ ông Thăng rất đồng tình với phát quyết của tòa án và sự day dứt lương tâm. Nhiều người cho rằng mức hình phạt như thế là quá nhẹ vậy phải phạt mức án mấy trăm năm thì mới hợp lý hay sao?
Quá trình xét xử cũng như các tình tiết trong vụ án đã được nói đến rất nhiều từ các bài báo trước đó. Ở bài viết này, tôi chỉ rõ những nguyên nhân vì sao mức án tù 30 năm là hoàn toàn hợp tình hợp lý. Cá nhân tôi nghĩ rằng có thể ông Thăng chỉ trong nhất thời không kiềm chế được lòng tham thôi chứ bản chất ông ấy không phải là một người xấu. Bằng chứng là những nỗ lực đóng góp, phục vụ nhân dân trong suốt quá trình công tác. Tôi nghĩ rằng mức án phạt nặng nề nhất mà ông Thăng phải chịu suốt đời chính là bản án của chính lương tâm ông ấy.
Như Yên
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả