+
Aa
-
like
comment

Bài học cho dự án cao tốc Bắc – Nam từ 21 sổ đỏ của người Trung Quốc

01/10/2019 17:32

Quyết định huỷ bỏ kết quả sơ tuyển theo hình thức đấu thầu quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước của Bộ Giao thông vận tải đã mở lại cách cửa cho các nhà đầu tư nội địa, vốn bị ra rìa gần hết sau vòng sơ tuyển. Với một dự án quan trọng, có yếu tố an ninh quốc phòng cao như cao tốc Bắc – Nam, việc chọn các nhà thầu Việt, phát huy nội lực là cần làm. Tuy nhiên nhiều vấn đề về đấu thầu, giám sát, quản lý đã được các chuyên gia đặt ra. Có hay không và cần đưa ra những cảnh báo nào để ngăn chặn tình trạng nhà thầu Trung Quốc đội lốt nhà thầu Việt Nam?.

Ảnh: Cao tốc Bắc - Nam
Ảnh: Cao tốc Bắc – Nam

Lòng tham biến người việt thành tay trong của doanh nghiệp Trung Quốc

Nhìn lại sự việc 21 cuốn sổ đỏ thuộc sở hữu của doanh nghiệp người Trung Quốc, thì rõ ràng là không quá lời khi nói như vậy khi một số người vì lòng tham, đã cam tâm làm “tay trong” cho người Trung Quốc, thâu tóm đất đai ở khu vực sân bay Nước Mặn, thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Mấy năm trước, khách Trung Quốc ồ ạt đến Đà Nẵng, nghe tin không thể đứng tên chủ sở hữu đất, họ bèn núp bóng người Việt, dựng khách sạn, nhà hàng. Bảng biển Trung Quốc mọc lên. Đi từ đầu đến cuối đường Võ Nguyên Giáp, hướng từ thành phố Đà Nẵng đi Hội An, chỗ lố nhố, chỗ đặc sệt bảng hiệu tiếng Trung. Dư luận, báo chí lên tiếng thì một lãnh đạo TP.Đà Nẵng nói đại ý là “tình hình vẫn an toàn”. Bây giờ thì lòi ra chuyện 21 lô đất ven biển trên địa bàn đang thuộc sở hữu của doanh nghiệp người Trung Quốc làm chủ. Điều đặc biệt đáng lưu ý là, họ mua đất sát sân bay quân sự, dựng khách sạn cao tầng.

Phía Đà Nẵng cho rằng, việc doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu quyền sử dụng 21 lô đất ven biển hiện nay là đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế lại biến tướng rất tinh vi. Rõ ràng để làm được việc này rõ ràng phải có sự bàn bạc, thống nhất ngay từ đầu. Vì thế dư luận càng thấy làm lạ, bao năm qua, cơ quan quản lý đất đai của thành phố Đà Nẵng, các cơ sở công chứng, chính quyền địa phương đã làm gì, để rồi bây giờ tanh bành ra đó? Và Vì lợi ích cá nhân, nhiều người Việt Nam cam tâm làm tay trong cho người Trung Quốc thâu thâu tóm nhiều lô đất nằm kề sân bay Nước Mặn – nơi có vị trí quan trọng và vậy cảm về an ninh quốc phòng.

Bài học cho dự án cao tốc Bắc – Nam.

Câu chuyên 21 cuốn sổ đỏ thuộc sở hữu của doanh nghiệp người Trung Quốc là bài học nhãn tiền cho Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước. Để thâu tóm các khu đất tại Đà Nẵng, Trung Quốc đã sử dụng thủ đoạn nhờ cá nhân người Việt Nam đứng ra mua và sở hữu quyền sử dụng khu đất này, sau đó, thành lập công ty, góp vốn với doanh nghiệp Trung Quốc thành công ty liên danh rồi thực hiện dự án. Trong công ty liên danh, doanh nghiệp Việt Nam chiếm cổ phần lớn hơn bằng việc góp vốn bằng đất còn doanh nghiệp Trung Quốc góp vốn bằng cách bỏ tiền xây dựng tài sản trên đất. Sau khi làm xong dự án, doanh nghiệp trong nước chuyển đổi cổ phần, phía doanh nghiệp Trung Quốc mua lại và chiếm cổ phần lớn hơn trong công ty liên danh. Vì thế, trên danh nghĩa người Trung Quốc sở hữu công ty liên danh, trong tài sản của công ty liên danh có miếng đất đó và được quyền sử dụng khu đất.

Và khi không đấu thầu quốc tế nữa, không có nghĩa Trung Quốc sẽ không mượn danh doanh nghiệp tư nhân VN nào đó để đấu thầu. Vòng sơ tuyển 8 dự án xây dựng theo phương thức đối tác công – tư (PPP) của cao tốc Bắc – Nam là minh chứng rõ nhất cho sự quan tâm của nhà đầu tư Trung Quốc vào dự án. Khi mà trong 60 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư được nộp thì có tới 30 bộ hồ sơ của nhà đầu tư Trung Quốc hoặc liên danh với doanh nghiệp Việt Nam tham gia sơ tuyển tại tất cả 8 dự án.

Do vậy, dư luận có lý do để lo ngại về việc sẽ có doanh nghiệp nội địa câu kết với doanh nghiệp Trung Quốc, tham gia đấu thầu trong lần tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước sắp tới.

Việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Tình trạng người nước ngoài nói chung, người Trung Quốc nói riêng đang “thâu tóm” đất ven biển ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng, có nguyên nhân từ những “kẽ hở” của luật, từ sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương. Do vậy để để xóa đi lo ngại của dư luận về việc doanh nghiệp Việt – Trung cấu kết trong dự án cao tốc Bắc – Nam, thì Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải cần phải có những ràng buộc nghiêm khắc, chặt chẽ. Theo đó, cần phải giám sát từ khi nhà thầu nộp hồ sơ thầu. Cùng với đó là yêu cầu các doanh nghiệp tham gia phải minh bạch, chính trực trong việc công khai các tiêu chí. Cụ thể như: Vốn ở đâu, vay của ai, điều kiện như thế nào, công nghệ thiết bị ra sao, hợp tác liên doanh với đối tác nào… Không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, vì cái lợi riêng mà ôm nhà thầu nước ngoài vào. Phải cương quyết xử lý nghiêm, và nếu doanh nghiệp nào cố tình vi phạm thì phải loại ra khỏi thị trường, không cho tham gia bất cứ dự án nào nữa. Chúng ta cũng cần đặt ra các cảnh báo mạnh mẽ về vấn đề doanh nghiệp nước ngoài đội lốt doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để tham gia đấu thầu, đầu tư vào các dự án công. Ngoài ra cũng cần lưu ý và nghiêm ngặt kiểm soát về chất lượng để đảm bảo cho công trình. Nhà thầu nào tai tiếng, làm ẩu, đội giá, thành tích bất hảo thì phải loại ra ngoài, không thể cho tham gia được. Phải lựa chọn nhà thầu uy tín, cho dù họ chưa có kinh nghiệm làm đường nhưng các tiêu chí về pháp luật, độ tin cậy được đảm bảo thì cần khuyến khích họ tham gia.

Diệu Hương

Bài mới
Đọc nhiều