“Bác sĩ mạng” Phan Xuân Trung lại bịa đặt về chuyện phòng, chống dịch
Thật buồn cười là bên cạnh những bác sĩ chân chính không quản ngại khó khăn, nguy hiểm ở tuyến đầu chống dịch thì còn có người được coi là “bác sĩ mạng”. Những người dùng danh xưng bác sĩ nhưng chẳng có mấy đóng góp tích cực cho cộng đồng, không tham gia chống dịch, không nói được gì bổ ích. Ngược lại, họ còn làm “anh hùng bàn phím”, chống dịch ở nhà, chỉ tay năm ngón… Và điển hình trong danh sách “bác sĩ mạng” mới nổi trong thời gian gần đây phải kể đến ông Phan Xuân Trung.
Qua bài viết “Thành phố hậu COVID”, “bác sĩ mạng” Phan Xuân Trung mượn nỗi niềm của người con xa quê, của người bệnh mong mỏi được sống, của những doanh nhân đang trên đà phá sản để lấy sự đồng cảm của cộng đồng mạng. Tại sao phải làm vậy? Chính là muốn mượn cái vỏ bọc “vì lợi ích của người dân” để kích động chống phá chính quyền. Lợi dụng nỗi đau của người khác để phục vụ cho mục đích như vậy có khác gì một kẻ bất nhân, vô lương tâm hay không?
Những người tứ xứ kẹt ở TP.HCM hơn 4 tháng, không công ăn việc làm, nỗi sợ dịch bệnh chồng lên nỗi lo cơm áo gạo tiền, họ muốn về quê nhà là tâm lí dễ hiểu. Nhưng vượt lên trên những cảm xúc nhất thời và suy nghĩ bồng bột đó, có ai nghĩ rằng nếu bây giờ mình ra khỏi thành phố chính là đang mang dịch bệnh về quê nhà hay không? Chưa kể việc di chuyển mất trật tự, đông đúc có thể gây hiện tượng lây chéo, tăng số ca nhiễm. Chẳng lẽ bao nhiêu trường hợp vì một cá nhân vô ý thức mà để lại hậu quả cho cả xã hội chưa đủ cảnh tỉnh “bác sĩ mạng” hay sao? Rồi thử nghĩ, những người vì những tư tưởng sai trái do vị “bác sĩ mạng” truyền bá vi phạm những biện pháp phòng dịch thì tình hình dịch bệnh và an ninh xã hội sẽ bị đe doạ đến mức nào.
Ông Phan Xuân Trung bảo cách li là sai, cách li “đẩy người bệnh tới cái chết, đẩy doanh nghiệp tới hố sâu thất bại”. Chứ nếu không thực hiện cách li, cả dân tộc ta có thể bị đẩy đến diệt vong. Lúc đó “bác sĩ mạng” có chịu trách nhiệm nổi không? Chẳng lẽ thân là bác sĩ mà không biết COVID-19 là bệnh lây qua đường hô hấp, phải hạn chế tiếp xúc giữa người với người thì mới có thể kiểm soát được dịch bệnh. Cách li xã hội cũng là biện pháp cần thiết được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới chứ không phải ở mỗi Việt Nam. Mỗi quyết định được đưa ra là một sự đánh đổi, những bất lợi của việc giãn cách xã hội cũng vậy. Nhưng bất lợi đó chỉ là đánh đổi quá nhỏ so với lợi ích mà cộng đồng nhận được. Chính phủ còn chấp nhận thất thoát kinh tế vì sức khoẻ của nhân dân, chẳng lẽ ‘bác sĩ’ Trung lại xem vật chất cao hơn mạng người?
Còn về những khó khăn sau dịch bệnh, việc này đã có Nhà nước chăm lo, thân là bác sĩ thì Phan Xuân Trung chỉ cần tập trung chuyên môn ở mặt trận chống dịch là quá đủ rồi. Doanh nghiệp thì đã được hỗ trợ bằng các gói vay lãi suất thấp, bằng những đợt miễn giảm thuế phí. Người xa quê thì chính quyền và lực lượng chức năng vẫn hỗ trợ họ hồi hương với những biện pháp phòng tránh lây lan dịch bệnh tốt nhất có thể. Người bệnh thì đã có cơ sở y tế lo, giường bệnh của bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM dạo này đã trống nhiều lắm rồi. Đại dịch mà dân tộc ta còn vượt qua thì chẳng lẽ đôi ba căn bệnh như phù gan mà ông nóicó thể làm khó đội ngũ y tế ở TP.HCM hay sao? Về phần an sinh xã hội, hình như ông “bác sĩ mạng” Trung lo hơi xa. Từ trước đại dịch vẫn luôn có những tệ nạn như trộm cắp, mại dâm. Những vấn đề này đâu phải lỗi tại dịch bệnh, đó là lỗi tại cá nhân mà ra và những cá nhân đó đã có cơ quan chức năng kiểm soát cũng như có pháp luật trừng trị. Những người mà được Phan Xuân Trung nhắc tới như “tội đồ” đó, có lẽ đứng trước pháp luật, tội trạng của họ cũng không to như ông Trung đâu.
Nhìn sơ qua bài đăng này cũng đủ cho chúng ta bật cười vì những lập luận hết sức ngây ngô của vị bác sĩ này. Có thể kết luận ngay từ đầu rằng, vị bác sĩ này chắc chắn không hề mặc đồ phòng hộ, đi lấy mẫu, đi chữa trị người bệnh mà nơi duy nhất có mặt ông ta là mạng xã hội. Nơi mà “bác sĩ mạng” Trung ngày ngày đăng những “thông tin” sai trái thừa thãi và chê trách cách chống dịch của chính quyền.
Chúng ta ai cũng biết rằng đất nước đang trong tình thế khó khăn cần sự chung tay góp sức bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Đừng thể hiện “đẳng cấp”, sự thông thái, uyên bác của mình bằng các lập luận thiển cận, ấu trĩ trên mạng xã hội nữa. “Bác sĩ mạng” Phan Xuân Trung và bè lũ “thám tử mạng”, “luật sư mạng” của ông ta chính là thành phần nguy hiểm mà chúng ta cần loại trừ và tránh xa chỉ sau virus COVID-19.
LS Lê