+
Aa
-
like
comment

Bà Phương Hằng phát ngôn gây tranh cãi “người chết vì Covid-19 là do có nghiệp”

29/09/2021 10:43

Trong buổi livestream tối ngày 28/9, bà Nguyễn Phương Hằng đã có buổi trò chuyện với chủ đề “Chết là giải thoát”. Đặc biệt, nữ CEO bất ngờ nhắc đến sự ra đi của cố ca sĩ Phi Nhung khiến dư luận bất bình.

Trong cuộc trò chuyện, bên cạnh những lời lẽ bày tỏ lòng tiếc thương dành cho nữ nghệ sĩ quá cố Phi Nhung, bà chủ Đại Nam còn bày tỏ một số quan điểm gây tranh cãi trong dư luận. Trong đó, bà Phương Hằng có nói: “Tại sao có những người mắc COVID-19 lại khỏi, có người lại mất? Vì những người đó có nghiệp COVID”.

Bà Phương Hằng phát ngôn gây tranh cãi: Tại sao có những người mắc COVID-19 lại khỏi, có người lại mất? Vì những người đó có nghiệp - Ảnh 1.
Bà Nguyễn Phương Hằng trong buổi livestream ngày 28/9

Phần đông ý kiến cho rằng phát ngôn này của bà Hằng gây tổn thương và đau đớn cho nhiều người, đặc biệt là những người, những gia đình đã có thân nhân qua đời vì COVID-19.

“Dù với bất cứ lý do gì nhưng vào thời điểm hiện tại cô Phương Hằng nói những điều này hoàn toàn không nên. Bệnh dịch không may mới khiến người ta qua đời chứ không có gì gọi là nghiệp cả”.

“Không nói đến Phi Nhung, những người đã có thân nhân mất vì COVID-19 chắc chắn sẽ rất tổn thương và đau lòng khi nghe được những lời này”.

Không chỉ vậy, dù bày tỏ lòng tiếc thương với Phi Nhung, nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn nêu ra quan điểm của bản thân về những “lùm xùm” liên quan đến Hồ Văn Cường – con nuôi của cố nghệ sĩ trong thời gian qua:

“Ai đang giữ tiền của Phi Nhung phải xử lý cho em Cường. Vì cuộc sống, tương lai của em. Em đã đánh đổi cả tuổi trẻ. Mình phải nghĩ cho người ở lại.

Giờ Phi Nhung mất rồi, giờ tiền quản lý giữ, không có di chúc thì ai trả tiền cho Hồ Văn Cường? Gia đình em ấy khổ lắm, vất vả lắm. Chỉ mong có tiền xây được cái nhà để ở…”.

Đưa ra câu chuyện này vào đúng ngày ca sĩ Phi Nhung vừa qua đời, cư dân mạng phần lớn đều bày tỏ: sự đề cập không đúng thời điểm. Người thân và người hâm mộ của nữ ca sĩ đều đang rất đau lòng, vì thế nên dành sự tiếc thương cho nữ ca sĩ, thay vì ngay lập tức lại tiếp tục những tranh cãi, “lùm xùm”.

Hình phạt tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác ?

– Về xử phạt vi phạm hành chính:

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

– Về vấn đề quy cứu trách nhiệm hình sự:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..”

Hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015 nếu người đưa thông tin từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và việc đưa thông tin đó đã xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, thanh danh, sự trong sạch của người khác, làm cho họ mất uy tín với những người xung quanh, với người cùng học tập, công tác hoặc với những người thân trong gia đình… Việc sử dụng mạng xã hội được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 nếu người đưa thông tin từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Việc sử dụng mạng xã hội cũng được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội vu khống và có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Nếu vì động cơ đê hèn hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

An An

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều