+
Aa
-
like
comment

AstraZeneca chuyển thêm 921.400 liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam

17/07/2021 08:35

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, AstraZeneca vừa nhập khẩu thêm 921.400 liều vắc xin COVID-19 về Việt Nam, cập bến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh vào sáng nay-15/7

Đáp lại đề nghị gần đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với AstraZeneca và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), chuyến giao vắc xin lần này thể hiện nỗ lực tăng tốc cung ứng vắc xin của AstraZeneca nhằm hỗ trợ khẩn cấp cho cuộc chiến chống lại đại dịch của Việt Nam.

Đây là lần giao vắc xin thứ tư và với số lượng lớn nhất từ trước đến nay trong hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Nhờ việc ký kết sớm thỏa thuận này vào tháng 11 năm 2020, Việt Nam là một trong các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận được vắc xin COVID-19. Hiện, hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam hơn 1,9 triệu liều, tương đương gần 30% tổng lượng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong nước.

Tổng cộng đã có gần 6,4 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam thông qua hợp đồng đặt mua trước với VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế; Cơ chế COVAX; và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước. Vắc xin của AstraZeneca hiện chiếm 71% nguồn cung vắc xin COVID-19 trên cả nước.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường Châu Á mới nổi cho biết: Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Y tế, WHO, UNICEF và VNVC để đưa vắc xin đến Việt Nam một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể, để người dân sớm được trở lại cuộc sống bình thường và đoàn tụ với gia đình.

vac xin nhat ban

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC chia sẻ: Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển giao 921.400 liều vắc xin này cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận để kịp thời triển khai tiêm chủng cho người dân, đặc biệt là ở khu vực bị đại dịch. Mặc dù VNVC đã xác nhận Hợp đồng chuyển giao cho Bộ Y tế toàn bộ 30 triệu liều vắc xin, được mua từ rất sớm của AstraZeneca, nhưng VNVC vẫn cam kết sẽ hỗ trợ và đồng hành trong quá trình tiếp nhận vắc xin từ AstraZeneca, và chuyển giao cho Bộ Y tế một cách nhanh chóng, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng.

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã có tác động lớn trên bình diện toàn cầu, giúp cứu sống hàng chục nghìn người kể từ đầu năm nay.1 Vắc xin đã được chứng minh là dung nạp tốt và có hiệu quả cao trong việc chống lại tất cả các mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các thử nghiệm lâm sàng và môi trường đời thực.

Dữ liệu gần đây của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cũng chứng minh rằng hai liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và cho thấy không có trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng.

Đây là loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng và cung cấp với số lượng lớn tại Việt Nam, để hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 14 tháng 7 năm 2021, hơn 4 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được triển khai trên toàn quốc, góp phần bảo vệ các lực lượng tuyến đầu và các nhóm ưu tiên.

AstraZeneca cam kết cung cấp vắc xin COVID-19 một cách rộng rãi, bình đẳng và phi lợi nhuận trên khắp thế giới trong giai đoạn đại dịch. Vắc xin đã được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc sử dụng khẩn cấp tại hơn 89 quốc gia trên sáu châu lục. Hơn 700 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cung cấp cho hơn 170 quốc gia trên toàn thế giới.

Hai đợt giao vắc xin gần nhất đánh dấu sự gia tăng năng lực cung ứng của AstraZeneca cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thông qua bảy chuỗi cung ứng được thiết lập trong khu vực. Công ty đang nhanh chóng mở rộng năng lực sản xuất để cung ứng cho các nước trong khu vực, song song với việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Mỗi lô vắc xin trải qua hơn 60 thử nghiệm kiểm soát chất lượng khác nhau trong suốt quá trình từ giai đoạn sản xuất đến tiêm chủng

Thái Bình

Bài mới
Đọc nhiều