+
Aa
-
like
comment

Áo dài – Đường lưỡi bò: Có phải thuộc âm mưu xâm phạm văn hóa?

Phạm Minh Hà - 26/11/2019 16:48

Mới đây, công chúng không khỏi bức xúc, phẫn nộ trước bài đăng của China Daily về bộ sưu tập của nhãn hiệu Ne Tiger tại Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân – Hè 2019 diễn ra hồi tháng 10.2018.

Tờ nhật báo nói tiếng Anh đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân – Hè).

Cụm từ “Chinese style” (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những trang phục này là phong cách của Trung Quốc.

Thông tin trên Bách khoa toàn thư mở Wikipediacho biết “China Daily là một nhật báo nhà nước bằng tiếng Anh phát hành tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ sở hữu: Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện”

Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là ‘phong cách Trung Quốc’

Tìm vào địa chỉ của China Daily, dưới hình người mẫu mặc áo dài (Việt Nam) tờ báo này còn viết:

“A model displays a new creation at the fashion show of Ne·Tiger during the China Fashion Week Spring/Summer 2019 in Beijing, China”.

(Dịch: Một mẫu (áo, trang phục- người viết) thể hiện một sáng tạo mới tại buổi trình diễn thời trang của Ne • Tiger trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân / Hè 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc).

Trong bộ từ điển tiếng Anh uy tín thế giới Oxford, có ba từ tiếng Việt, bên cạnh từ “ao dai” (áo dài) còn hai từ “pho” (phở) và “banh mi” (bánh mì).

Trước sự việc trên, báo chí nước ngoài nêu câu hỏi: “Trình diễn áo dài, nón lá: Trung Quốc có “xâm lấn” Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa”?

Ngoài “kiến trúc”, “áo dài”, cũng cần phải nói thêm về “đàn bầu”. Một tác giả người Việt cho biết:

“Trung Quốc đã lập xong hồ sơ để trình lên UNESCO để yêu cầu công nhận đàn bầu là một di sản văn hóa của họ”.
Mấy ngày nay, dư luận sôi sục về việc hội đồng duyệt phim để lọt chi tiết bản đồ có “đường lưỡi bò” phi pháp. Việc vận lý do lơ đễnh, sao nhãng chỉ trong vài giây như lời thanh minh của Hội đồng duyệt phim là không thể chấp nhận được. Điều đáng lo ngại hơn là “đường lưỡi bò” còn len lỏi, được cài cắm trong nhiều ấn phẩm và bản đồ trên ứng dụng điện thoại, trong sách thiếu nhi, sách tham khảo…

Đây không phải là sự vụ đầu tiên mà trước đó, hoạt động tuyên truyền cho “đường lưỡi bò” nó cũng diễn ra ở nhiều họat động khác khi người ta phát hiện những nội dung tương tự bị lợi dụng lồng vào trong các tài liệu, ấn phẩm.
Chẳng hạn: Mới đây, bản đồ thời tiết trên kênh The Weather Channel (TWC) của Mỹ cũng bị cài cắm “đường lưỡi bò” 9 đoạn. Điều đáng chú ý là “đường lưỡi bò” này chỉ hiển thị trên phiên bản tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Trung của bản đồ thời tiết, không hiển thị trên bản đồ tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Hindi. Cá biệt, nếu chọn phiên bản tiếng Trung từ vùng lãnh thổ Đài Loan, bản đồ TWC cũng không hiển thị đường 9 đoạn bao phủ Biển Đông.

Với một hệ thống chiêu trò ở nhiều khía cạnh, Trung Quốc đang thực thi một chiến lược toàn diện để hướng đến bá quyền văn hóa. Văn hóa cùng với quân sự và kinh tế trở thành 3 trụ cột cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ chính trị. Họ đã chuẩn bị rất kỹ về giáo dục tư tưởng cho các thế hệ Trung Quốc, biến nó thành sức mạnh để quyết tâm tiến xuống, độc chiếm Biển Đông.

Vì cái gọi là “đường lưỡi bò”, cái “con đường tơ lụa” ảo tưởng mà Trung Quốc đang tìm mọi cách để hợp thức hóa tham vọng của mình, nhằm mục đích hiện thực hóa mưu đồ bành trướng Đại Hán.

Và để đạt được âm mưu chiếm Biển Đông, từ việc dùng chiến thuật có vỏ bọc là những mỹ từ như “trỗi dậy hòa bình”, “giấu mình chờ thời”, nhưng giờ đây, Trung Quốc đang cảm thấy mình như hổ có móng vuốt, đủ sức để giẫm đạp lên tất cả một cách điên cuồng.

Cảnh báo về tình trạng “xâm lăng mềm” mang tên nhồi sọ này trên phương tiện truyền thông nhiều năm nay, TS Trần Công Trục – nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhận định, Trung Quốc luôn âm mưu độc chiếm Biển Đông, muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ và dùng Biển Đông làm bàn đạp để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”.
Trong cuộc cạnh tranh địa – chính trị, địa – chiến lược, địa – kinh tế, địa – kế hoạch, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. Một trong những biện pháp mà Trung Quốc đẩy mạnh nhất là giảng dạy cho thế hệ trẻ của họ rằng, Trung Quốc có chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Họ nói Biển Đông là biển Hoa Nam – biển phía Nam của Trung Hoa.

Trên nền tảng đó, việc bài xích, tẩy chay hoặc phủ nhận văn hóa của một dân tộc, một quốc gia khác, cho dù nền văn hóa đó khác biệt, thậm chí có điểm không phù hợp với nền văn hóa truyền thống của chúng ta đều là việc hết sức nên tránh. Bài xích hay đả kích văn hóa của dân tộc khác, quốc gia khác chỉ ve vuốt tinh thần dân tộc chủ nghĩa một cách cực đoan. Đó là điều nên tránh.

Ngược lại, tiếp nhận, tung hô, thần tượng những sản phẩm hay ý thức văn hóa ngoại lai một cách thái quá, chúng ta cũng dễ bị rơi vào bẫy hồn nhiên chủ nghĩa, dễ làm cho tinh thần dân tộc trở nên suy yếu, bạc nhược, dẫn đến sự lệ thuộc. Một dân tộc thiếu bản sắc văn hóa thì sức đề kháng của dân tộc đó khó tránh khỏi suy yếu. Đó là một hiểm họa.
Từ các gia đình sính ngoại, mê Tàu cho đến các khu vui chơi, các đền chùa và cả vô số di tích văn hóa, nhìn qua, cứ ngỡ đang ở bên Tàu. Điều kinh ngạc là lời cảnh báo này không phải của Cục Di sản, đơn vị chịu trách nhiệm chính mà từ một đơn vị chỉ có nhiệm vụ phối hợp. Lời cảnh báo quá đúng, dù muộn màng nhưng còn hơn cứ ngậm miệng ăn tiền, dĩ hòa vi quí kiểu “im lặng là vàng”.

Nhân dịp này, phải dấy lên những hành động thiết thực, thể hiện ý chí độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc; bắt đầu từ ngôn ngữ mà trước hết là thống nhất cách gọi tên các nhân vật lịch sử. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là góp phần bảo vệ chủ quyền văn hóa. Tiếng Việt chỉ vay mượn khi không có từ thay thế và phải cân nhắc, chọn lọc kỹ. Đừng xem thường những việc tưởng chừng nhỏ nhặt, vô hại vì lỗ nhỏ có thể làm đắm thuyền.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều