+
Aa
-
like
comment

Ấn Độ: Việt Nam là Đối tác quan trọng trong “Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

28/10/2020 16:52

Với lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong “Sáng kiến ​​Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” dựa trên các giá trị và lợi ích chung, nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Ấn Độ ( MEA) cho biết.

Vừa qua tờ Raksha Anirveda của Ấn Độ đăng tải bình luận của bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Ấn Độ được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ an ninh hàng hải với các nước thành viên chủ chốt của Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

“Ngày nay, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của chúng ta trải dài trên nhiều phạm vi hợp tác – từ chính trị đến quan hệ đối tác kinh tế và phát triển, hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác năng lượng, giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân,” bà Das nói tại Hội nghị trực tuyến “Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” vừa được tổ chức ở Hà Nội.

Bình luận của bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Ấn Độ được đăng tải trên tờ Raksha Anirveda của Ấn Độ

Bà nói: “Việt Nam là trụ cột chính trong ‘Chính sách Hành động Hướng Đông’ và là một đối tác quan trọng trong ‘Sáng kiến ​​Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’, dựa trên các giá trị và lợi ích chung của chúng ta trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực chúng ta.” .

“Việt Nam với chính trị ổn định, dân số trẻ và năng động, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5-7%, cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. “Các nhà đầu tư Ấn Độ xem Việt Nam là điểm đến tiềm năng và nổi bật”, bà Riva Ganguly Das khẳng định.

Indo-Pacific Ocean’s Initiative (IPOI) là một khuôn khổ do Ấn Độ hậu thuẫn nhằm thực hiện những nỗ lực có ý nghĩa nhằm tạo ra một khu vực hàng hải an toàn và bảo mật trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Hội nghị trực tuyến “Diễn đàn Doanh nghiệp

Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bangkok năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề xuất thành lập IPOI để bảo tồn và sử dụng bền vững lĩnh vực hàng hải và nỗ lực có ý nghĩa để tạo ra một lĩnh vực hàng hải an toàn và bảo mật.

Khái niệm này đang được quan tâm khi Nhật Bản đã đồng ý trở thành đối tác chính trong trụ cột kết nối của IPOI.

Việt Nam, một quốc gia quan trọng của ASEAN, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông (SCS). Ấn Độ có các dự án thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam ở Biển Đông và Trung Quốc đã ngang ngược phản đối điều đó.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên hydrocacbon khổng lồ. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên ASEAN, bao gồm Việt Nam, Philippines và Brunei, đã tuyên bố phản đối, bác bỏ.

Trong bài phát biểu của mình, bà Das cho biết, Ấn Độ và Việt Nam có lịch sử quan hệ thân thiện và nồng ấm dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, thiện chí và hội tụ điểm chung chiến lược về một số vấn đề toàn cầu và khu vực.

Tính đến tháng 6, bà cho biết, Ấn Độ có khoảng 278 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 887 triệu đô la Mỹ, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Các khoản đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, thăm dò khoáng sản, chế biến nông sản, sản xuất đường, chè, cà phê, nông dược, CNTT và linh kiện ô tô.

Các khoản đầu tư của Việt Nam vào Ấn Độ đạt 28,55 triệu USD, chủ yếu trong các lĩnh vực dược phẩm, CNTT, hóa chất và vật liệu xây dựng.

“Kim ngạch thương mại song phương của chúng ta vẫn chưa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế của chúng ta. Và do đó, chúng tôi cần phải làm nhiều hơn nữa để mở rộng và tăng cường các mối quan hệ thương mại của chúng tôi để đạt được tiềm năng đầy đủ của nó”, bà Das nói.

Bà cũng đề cập đến tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về một “Ấn Độ tự cường” trong việc định hình phản ứng của đất nước với COVID-19.

“Chúng tôi tin rằng với quy mô, năng lực và tham vọng của mình, Ấn Độ phải trở thành một nhân tố chính trong sự hồi sinh toàn cầu sau đại dịch. Bà nói, Ấn Độ đã thực sự đóng vai trò của ngành dược đối với thế giới.

Bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Ấn Độ

Bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Việt Nam có thế mạnh và khả năng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Ấn Độ, dựa trên sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất. Ấn Độ đặt mục tiêu từ nền kinh tế trị giá 3.000 tỷ USD trở thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD trong 4-5 năm tiếp theo. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội to lớn, những nhu cầu mới, động lực mới và mang đến những hứa hẹn to lớn cho quan hệ với các đối tác Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục kiên định con đường hội nhập quốc tế, với 13 hiệp định thương mại tự do đã ký, đang tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Gần đây, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua với nhiều điểm mới, theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tăng cường phân cấp, minh bạch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn…

Raksha Anirveda

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều