+
Aa
-
like
comment

Ấn Độ cấm 54 ứng dụng của Trung Quốc do lo ngại về an ninh, Mỹ cam kết ủng hộ New Delhi tiếp tục trỗi dậy

Ốc Biển Trường Sa - 14/02/2022 01:33

Theo một sắc lệnh mới Ấn Độ vừa ban bố, Bộ điện tử và Công nghệ thông tin của nước này đã cấm 54 ứng dụng của Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh.

WeChat và TikTok nằm trong danh sách ứng dụng của Trung Quốc bị cấm ở Ấn Độ vì lo ngại an ninh quốc gia

Các ứng dụng này thuộc về các công ty công nghệ lớn như Tencent, Alibaba và NetEase. Chúng là hình đại diện được đổi thương hiệu của các ứng dụng bị cấm kể từ năm 2020 … 224 ứng dụng của Trung Quốc đã bị cấm kể từ tháng 6 năm 2020” !

Đây là một động thái căng thẳng mới nhất giữa hai nước láng giềng liên quan tới cuộc tranh chấp biên giới kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến các thương vụ kinh doanh.

Động thái mới nhất này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp kéo dài giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn chưa được giải quyết, sau khi bùng nổ một cuộc giao tranh đẫm máu hồi năm 2020 khiến binh lính hai bên thiệt mạng.

Danh sách 54 ứng dụng của Trung Quốc bị Ấn Độ cấm

Trước đó – theo Nghiên cứu được công bố bởi nhà tiếp thị di động URL Genius. YouTube. thuộc Google … thì MXH TikTok đã bị nêu đích danh là “thu thập dữ liệu cá nhân người dùng nhiều nhất” … đặc biệt “TikTok còn cho cả bên thứ ba được thu thập dữ liệu người dùng”.

Liên quan đến căng thẳng giữa Ấn và Trung, chính quyền Tổng thống Biden thẳng thắn cổ vũ: “Nhà Trắng cam kết ủng hộ Ấn Độ tiếp tục trỗi dậy và đảm nhận vai trò dẫn đầu trong khu vực”, đồng thời thừa nhận New Delhi là một đối tác chung chí hướng, đi đầu ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, tích cực hoạt động, cũng như kết nối với Đông Nam Á.

Mỹ và các nước đồng minh gia tăng tập trận

Bên cạnh đó, Mỹ đánh giá, Ấn Độ là một động lực của Bộ tứ (Quad) cùng các diễn đàn khu vực khác và là động cơ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của khu vực.

Có thể thấy, hành động ráo riết của Mỹ trong những tuần qua như một cuộc chạy đua nước rút, tăng cường đồng minh và kêu gọi sự hành động để chống lại Trung Quốc. Đây là lúc căng thẳng ngày càng dậy sóng, mọi “nước cờ” hành động của các quốc gia đều ảnh hưởng ít nhiều đến bàn tròn chiến lược của các nước trong và ngoài khu vực.

Ốc Biển Trường Sa

Bài mới
Đọc nhiều