+
Aa
-
like
comment

“Án bỏ túi”?

16/09/2020 03:10

Đây là một thuật ngữ mà các đối tượng chống phá thường nói trước khi đồng bọn của chúng bị xử. Điều đó có nghĩa là các bị cáo dù hối cãi thế nào thì mức án, tội danh không hề thay đổi. Trong một nỗ lực biến vụ án Đồng Tâm từ vụ án hình sự thành một vụ án chính trị thì các đối tượng chống phá và luật sư đều gọi vụ án này thành “án bỏ túi”.

Phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm.

Nói thực, thì bình thường ai làm gì, sai ra làm sao, nằm trong khung nào thì cơ bản họ đều nhận thức được. Đặc biệt, để các đối tượng thừa nhận hành vi phạm tội thì các cơ quan chức năng phải làm việc rất chặt chẽ mới khiến đối tượng tâm phục, khẩu phục, không còn đường quanh co, chối tội và các tổ chức quốc tế không lấy cớ can thiệp được.

Nhưng ở vụ án Đồng Tâm, mặc dù được các luật sư “hướng dẫn” cặn kẽ, thậm chí tạo dư luận trước nhưng đến khi đứng trước tòa thì bản chất một người nông dân được bộc lộ rõ. Tất cả không theo kịch bản, không theo lời mớm của các luật sư trước đó mà các bị cáo đã thành thật khai nhận hành vi phạm tội của mình cứ rõ mồn một. Cũng vì thế mới có chuyện lời khai bị cáo và lời bào chữa của luật sư như 2 đường kẻ song song và ngược chiều.

Chính sự thành khẩn của các bị cáo đã khiến “một ngàn cái lý không bằng 1 tý cái tình” của người Việt Nam được thực hiện. Viện kiểm sát đã đề nghị thay đổi 19/29 bị cáo từ tội “giết người” thành “chống người thi hành công vụ”. Là một sự ghi nhận lớn lao mà không phụ thuộc vào “tài năng bào chữa” của các luật sư. Chỉ đúng có một trường hợp là bị cáo Bùi Thị Nối khi trả lời phỏng vấn thì ngoan cực kỳ, khi lên tòa nghe ai xúi lại gây rối làm càn nên thành ra từ mức đề nghị 4 – 5 năm tù lại tăng thêm “một cuốn lịch” thành 6 năm tù.

Xét lại cho cùng, trên tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như nhìn nhận một cách khách quan các yếu tố tác động đến hành vi phạm tội của các bị cáo mà tất cả án dự định theo kiểu gọi “án bỏ túi” đã không còn chính xác nữa rồi. Nếu để ý sẽ thấy rằng, cũng chính mấy vị luật sư bào chữa cũng ra rả nói điều này. Nhưng khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, chợt nhận ra, chẳng có “án bỏ túi” nào cả, các vị luật sư nói trước như thế để chữa ngưỡng nếu có bào chữa không thành công trước mà thôi.

Đông Kinh

* Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều