+
Aa
-
like
comment

Âm mưu của Trung Quốc từ bãi Tư Chính đến đồng bằng sông Cửu Long

24/07/2019 17:42

Trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. 8 đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là thủ phạm chính khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục, ảnh hưởng trực tiếp đến vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. 

Tuổi Trẻ ngày 22/07 đưa tin, theo nghiên cứu của Mekong Freedom Network, 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong (Lan Thương) trên đất Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu… Đây là một trong số nguyên nhân chính khiến dòng chảy sông Mekong trở nên bất thường những ngày qua.

8 đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là thủ phạm chính khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục.

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong số các quốc gia mà sông MeKong đi qua. Bất cứ một thay đổi nào trên sông Mekong cũng có thể tác động tiêu cực đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà tình trạng chung là thiếu nước trên lưu vực sông, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán ngày càng gia tăng, một xu thế không thể đảo ngược.

Trước việc mực nước sông Mekong xuống mức thấp kỷ lục, dự tính sẽ có tới 10 tỉnh ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng do tác động chung của vấn đề, tương đương với 29.827 km2 (lưu ý rằng diện tích này gần xấp xỉ 10% diện tích lãnh thổ toàn Việt Nam), trong đó 38% diện tích đất sẽ bị ngập hoàn toàn. Mức tác động do đó vô cùng lớn. Và để thích ứng với tình hình, cần có những chiến lược quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn khác.

Ủy hội sông Mekong do 4 nước tại lưu vực sông, gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia thành lập (là nước kiểm soát dòng chảy trực tiếp tại phần thượng nguồn sông Mekong, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia hiệp hội) đã nhiều lần cảnh báo hạn chế và tạm dừng xây các đập trên sông Mekong để đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các nước mà con sông chảy qua. Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị vô hiệu hóa hoàn toàn với lập luận của Trung Quốc: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”.

Tàu hàng Trung Quốc trên sông Mekong gần khu vực Tam giác Vàng

Không đơn giản bởi TQ ích kỳ, mà vì nước này có âm mưu dùng sông Mekong để bành chướng trong khu vực Đông Nam Á. Từ lâu nước này đã nuôi tham vọng “độc chiếm” dòng Mekong, , từ việc cho tàu tuần tra xuống đến tận cửa ngõ vào Thái Lan, tiếng là để bảo vệ an ninh cho tàu bè đi lại trên sông, cho đến việc xây đập vô tội vạ để làm điện, bất chấp tổn hại môi trường cho các nước láng giềng ở hạ nguồn.

Đều đặn hàng tháng nước này đều cử vài chiếc thuyền đi giám sát suốt dòng sông Mekong: từ cảng Quan Lũy (Guanlei) ở Vân Nam (Trung Quốc), xuôi dòng sông, qua Miến Điện và Lào để đến tận khúc vào Thái Lan. Vịn cớ là để đảm bảo an ninh nhưng thực chất lại là để hù dọa, răn đe các quốc gia trong khu vực.

Nếu như ở ngoài khơi, TQ không ngừng đưa tàu ra Biển Đông để uy hiếp ngư dân các nước, thậm chí là xâm nhập sâu vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế (như vụ bãi Tư Chính) hay không ngừng âm thầm xây đảo nhân tạo trái phép hòng nuôi tham vọng bành chướng thì ở trong bờ, quốc gia này cũng nhăm nhe xâm lược bằng chính công cụ là sông Mekong.

Trung Quốc khoá nước đập Cảnh Hồng khiến sông Mekong khô hạn

Việc Trung Quốc đồng thời kiểm soát cả Biển Đông lẫn sông Mêkông, về mặt chiến lược, sẽ kẹp khu vực Đông Nam Á trong gọng kềm. Đặc biệt, không giống như trường hợp Biển Đông, vùng sông Mêkông không có các cường quốc khu vực quan trọng khác… Vì vậy, Trung Quốc không phải tranh đấu với Hoa Kỳ hay Úc hoặc Ấn Độ và tất cả các quốc gia khác, như là ở Biển Đông. Do đó, TQ tha hồ hoành hành mà không phải e ngại sự can thiệp của bất kỳ quốc gia lớn có đủ sức ngăn cản hành vi của nước này.

Từ hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông, trên lãnh thổ của họ. Mười con đập đã được xây xong, với nhiều con đập đã được lên kế hoạch. Một sự thực không thể chối cãi rằng: Nguồn nước đang suy giảm nghiêm trọng trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng, đang đe dọa sống còn đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, thực sự đây đã là một lời nguyền sông Mekong đối với vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

Trước tình hình đang căng như dây đàn ở bãi Tư Chính, rõ ràng Bắc Kinh đang dùng sông Mekong như một công cụ để gây sức ép lên Việt Nam hòng thực hiện âm mưu xâm lược. Tuy nhiên, chúng ta không thể dễ dàng giao phó số mệnh quốc gia vào bàn tay của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền vì không người dân nào có thể tự phát làm quy hoạch.

(Theo Bút Danh)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều