Ai nói môn Lịch sử không quan trọng?
Sau khi kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 với 70% số bài thi dưới 5 điểm, “đội sổ” về kết quả thi THPT quốc gia năm nay. Đây không phải là lần đầu tiên mà môn lịch sử phải “đội sổ và được coi là điểm trung bình môn Lịch sử cũng báo động đỏ. Mà các kỳ thi THPT quốc gia những năm trước, năm 2016 điểm trung bình là 4,49, năm 2017 là 4,6, năm 2018 là 3,79. Điểm thi năm nay có cao hơn năm 2018 nhưng nhìn chung vẫn là thấp.
Ngay sau đó, ở trên trang báo điện tử Vnexpress đã có bài viết ở chuyên mục ý kiến với tiêu đề: “Lịch sử không quan trọng bằng nhiều môn học khác”, nhằm phủ nhận vai trò và giá trị của môn học này.
Nói một cách khách quan, thì nước Mỹ, Trung, Nga, Nhật hay những nước phát triển khác, họ đều có một lịch sử huy hoàng cho đất nước mình. Nếu nước Mỹ tự hào vì họ đã phát triển từ rất sớm, nước Nga tự hào về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nước Nhật tự hào về tinh thần tinh thần Samurai của ông cha, Trung Quốc tự hào về lịch sử ngàn năm với hàng triệu giá trị to lớn mà các thiên triều để lại.
Thì tại Việt Nam ở Việt Nam, lại có những kẻ ngu muội cho rằng cha ông cha đã đánh đuổi nền văn minh Pháp, Mỹ. Một số kẻ than thở rằng lịch sử Việt Nam dài quá mà chúng không biết được rằng từ lúc lập nước biết bao nhiêu biến cố xảy ra, những biến cố đó có giá trị huy hoàng tạo nên sức mạnh cho toàn dân tộc và niềm tự hào như ngày nay.
Nói về Lịch sử Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu từng nói: “Lịch sử không chỉ là việc nhắc lại quá khứ để biết quá khứ, mà là để hiểu hiện tại và biết tương lai. Không học lịch sử như một khoa học thì không thể nhận thức được những gì đang và sẽ xảy ra, bài học và kinh nghiệm lịch sử chỉ có ích cho thế hệ sau nếu nó giúp thế hệ lựa chọn và tự định đoạt con đường tương lai”.
Trên thực tế, việc học lịch sử không chỉ được coi là một môn học để làm người có ích, để trang bị kiến thức, kỹ năng, giá trị đạo lý “ăn trái nhớ người trồng cây” và xây dựng con người biến hiến thân vì Tổ quốc, “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Để nói về giá trị của đất nước khi nhìn qua 4000 năm văn hiến của dân tộc, khi cha ông ta đã chống giặc và giữ nước suốt 2.000 năm.
Ngay tại lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nền văn hiến Việt Nam”.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cũng từng phát biểu: “Thế giới không có tổ quốc, nhưng mỗi người có một tổ quốc để yêu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vậy để yêu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất thiết phải hiểu lịch sử của Tổ quốc mình.
Tại Đại hội của Hội Khoa học lịch sử mới diễn ra ngày 30/11/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: “Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải có trách nhiệm làm cho các cơ quan quản lý và xã hội thấy được tầm quan trọng của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Lịch sử”. “Cần triển khai tích cực những hoạt động để nâng cao hiểu biết và niềm yêu thích của nhân dân, nhất là những thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc”.
Sau khi nhấn mạnh “phải giữ môn Lịch sử trong trường phổ thông”, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có kiến nghị: “Trong lúc chưa biên soạn sách giáo khoa mới, cần bổ sung nội dung về lịch sử xác định và đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Môn lịch sử, nhất là quốc sử, phải cùng vị thế với môn quốc ngữ – quốc văn và môn toán, phải là những môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc trong các trường Trung học cơ sở và phổ thông”.
Chúng ta đều biết rằng văn hóa rất quan trọng đến sự phát triển của một đất nước, một dân tộc. Văn hóa định hình cách hành xử, phương cách làm ăn, lãnh đạo và điều hành của một nhóm người trong dân tộc. Vậy cái gì chủ đạo tạo nên dòng chảy văn hóa? Chính là lịch sử.
Lịch sử là xương sống của văn hóa, nó là dòng chảy chính để từ đó văn hóa đâm chồi nảy lộc và phát triển thành nhiều hình thức đa dạng. Lịch sử đất nước thời phong kiến sẽ có những nét văn hóa riêng của thời dựng nước, lập nước đến phong kiến và tới cận hiện đại.
Đến thời kỳ đổi mới thì lại có những nét văn hóa riêng phù hợp với thời đại. Hiểu về lịch sử giúp chúng ta có được góc nhìn chung nhất về một nền văn hóa của đất nước, giúp lý giải các biểu hiện văn hóa, từ đó có thể đặt ra phương pháp phù hợp để phát triển văn hóa theo hướng tích cực.
Dân tộc Việt Nam vận động lịch sử như là dòng chảy không ngừng của một dòng sông dài vô cùng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách khoa học và có hệ thống cũng như việc chúng ta tìm hiểu dòng chảy từ thượng lưu đến chỗ chúng ta đang đứng. Hiểu rõ về dòng sông cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin để tiếp tục theo dòng sông tiến về phía trước.
Ví như chúng ta hiểu rõ về cuộc chiến tranh ở nước ta từ đầu thế kỷ trước, biết được các nước khác đã duy trì hòa bình đất nước như thế nào. Thì nếu giả sử ở thời điểm hiện tại có xung đột với một nước nào đó, thì chúng ta cũng tỉnh táo để chọn cách ngoại giao phù hợp và tránh chiến tranh vô nghĩa. Lịch sử chỉ ra rằng chiến tranh thì sẽ chẳng có bên nào thắng lợi cả, và thiệt hại là vô cùng lớn.
Thế hệ trẻ hiện nay cần hiểu về lịch sử của dân tộc mình để tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, về thế hệ cha anh đã chiến thắng chủ nghĩa thực dân, đế quốc, để thế hệ hôm nay có trách nhiệm kế tục xứng đáng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện cho kỳ được hoài bão “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thiển nghĩ, những việc làm có ý nghĩa nhân văn xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi người mỗi hoàn cảnh, không giống nhau nhưng có cùng một điểm chung là gắn liền với hành động có ích của con người. Có thể nói, học sử và hiểu sử trở thành một trong những chất men xúc tác thúc đẩy con người ta có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội vì tiền đồ của dân tộc.
(Theo Bút Danh)